Chuyển đổi hình thức đầu tư với dự án bằng vốn đầu tư công sang hình thức PPP

Một dự án đầu tư đang sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có quyền chuyển đổi thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) khi đáp ứng những điều kiện luật định. Việc chuyển đổi này có vai trò to lớn trong việc huy động vốn tư nhân vào dự án đầu tư, đảm bảo tính nhanh chóng trong việc giải quyết những thiếu hụt có thể xảy ra về vốn trong quá trình thực hiện dự án. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trong việc chuyển đổi, Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công sang hình thức đối tác công tư, nhanh chóng giúp quý khách huy động và sử dụng nguồn vốn tư nhân cho việc thực hiện dự án.

1. Điều kiện thực hiện việc chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công sang hình thức đối tác công tư

Dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công được xem xét chuyển đổi sang hình thức đối tác công tư khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư;
- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;
- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;
- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

2. Các hình thức chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công sang hình thức đối tác công tư

Các dự án đáp ứng điều kiện được chuyển đổi thực hiện theo một trong các hình thức hợp đồng dự án như sau: 
- Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) 
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BTO) 
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT) 
- Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BOO) 
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (gọi tắt là hợp đồng BTL) 
- Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BLT)
Hoặc chuyển đổi thực hiện theo hợp đồng tương tự khác, bao gồm:
- Chuyển đổi thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BOO, hợp đồng BTL, hợp đồng BLT hoặc các hình thức hợp đồng tương tự khác đối với dự án có khả năng giao cho nhà đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, vận hành, khai thác công trình;
- Chuyển đổi thực hiện theo hình thức hợp đồng BT đối với dự án có khả năng thu xếp được quỹ đất để nhà đầu tư thực hiện dự án khác;
- Các hình thức và phương án chuyển đổi khác được xem xét trong từng trường hợp cụ thể theo đề xuất của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhà đầu tư.

3. Hồ sơ thực hiện chuyển đổi hình thức đầu tư

- Văn bản đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư gồm: sự cần thiết của việc chuyển đổi hình thức đầu tư và khả năng đáp ứng điều kiện chuyển đổi; hình thức và phương án chuyển đổi; cơ chế thực hiện dự án sau khi chuyển đổi hình thức đầu tư (nếu có);
- Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư gồm: đề xuất dự án; báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

4. Luật Việt Phong thực hiện thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công sang hình thức đối tác công tư

Bước 1: Tư vấn pháp lý sơ bộ về vấn đề chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công sang hình thức đối tác công tư 
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, đại diện khách hàng đi nộp hồ sơ tại Phòng Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Bước 3: Kiểm tra tiến độ hồ sơ, tiến hành sửa đổi, bổ sung khi có yêu cầu
- Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án chuyển đổi hình thức đầu tư và đề xuất dự án theo thẩm quyền. Đối với Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư trước khi phê duyệt phương án chuyển đổi hình thức đầu tư.
- Sau khi phương án chuyển đổi hình thức đầu tư và đề xuất dự án được phê duyệt, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh của dự và lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án.
- Nhà đầu tư được lựa chọn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán hợp đồng dự án, ký kết thỏa thuận đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp để triển khai dự án.
Bước 4: Đại diện khách hàng nhận kết quả và trao tận tay khách hàng.

5. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong

- Nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp, hoàn toàn miễn phí từ đội ngũ luật sư, chuyên viên của Luật Việt Phong xung quanh những thủ tục liên quan tới việc chuyển đổi hình thức đầu tư
- Nhanh chóng nhận được thành quả mà vẫn đảm bảo tiết kiệm tối đa thời gian, công sức cho việc chuyển đổi: Mọi hồ sơ, thủ tục đều do chuyên viên của chúng tôi đại diện khách hàng soạn thảo và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Được cung cấp văn bản pháp luật miễn phí, 24/7
 

Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá