Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng

Trong những năm gần đây, liên tiếp những thương vụ chuyển nhượng bản quyền giống cây trồng với giá “khủng” diễn ra  đã cho thấy hoạt động mua bán “chất xám” trong ngành nông nghiệp đã thực sự sôi động. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng. Khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ thì có thể ủy quyền cho công ty Luật Việt Phong để tiến hành thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 

1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng

- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; 
+ Một (01) bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có mang theo bản gốc để đối chiếu) làm bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai; 
+ Bằng bảo hộ giống cây trồng (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có mang theo bản gốc để đối chiếu); 
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung (Bản chính); 
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí
+ Trường hợp giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì phải bổ sung các tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định số 88/2010/NĐ-CP.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2. Trình tự tiến hành chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng

Bước 1: 
Sau khi hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật, bên nhận chuyển nhượng phải nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Trồng Trọt thuộc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải nộp lệ phí theo quy định.
Bước 2: 
Sau khi tiếp nhận hồ sơm, Cục Trồng Trọt tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận đơn để xác định tính hợp lệ của đơn.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, không có sai sót, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận chủ sở hữu mới là bên nhận chuyển nhượng; ghi nhận việc chuyển nhượng quyền chủ sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;
- Trường hợp hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ, có sai sót, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót. Sau thời hạn trên, nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thì chấm dứt việc thẩm định hồ sơ đăng ký.

3. Công việc Luật Việt Phong thực hiện khi có yêu cầu

Khi có yêu cầu về dịch vụ, Luật Việt Phong sẽ thực hiện các công việc dưới đây:
- Tư vấn sơ bộ về các vấn đề pháp luật có liên quan đến việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
- Trả cứu tính khả thi của việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
- Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Cục Trồng Trọt
- Thay mặt khách hàng theo dõi tiến trình giải quyết tại Cục trồng trọt
- Thay mặt khách hàng nhận kết quả
- Trả hồ sơ và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền đối với giống cây trồng và bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận chủ sở hữu mới.
Khách hàng chỉ cần cung các thông tin/tài liệu sau: bản gốc bằng bảo hộ giống cây trồng; thông tin bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; giấy ủy quyền. Luật Việt Phong sẽ soạn thảo toàn bộ hồ sơ, thực hiện mọi thủ tục từ A đến Z cho quý khách. Sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng dịch vụ uy tín- chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. 
 

Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá