Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho nhà hàng

Hiện nay, các dịch vụ về ăn uống nổi ở nước ta nổi lên rất mạnh mẽ với các chuỗi nhà hàng có quy mô và uy tín, tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt cho các chủ thể hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.Việc xây dựng được uy tín là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh và thu lợi nhuận cho chủ sở hữu. Để khách hàng tìm đến dịch vụ của mình đòi hỏi các chủ sở hữu phải xây dựng một chiến lược kinh doanh lâu dài, trong đó có việc xây dựng nhãn hiệu. Nhãn hiệu chính là một dấu hiệu riêng biệt để phân biệt hàng hóa, dịch vụ. Theo bảng phân loại Nice, dịch vụ nhà hàng được xếp vào nhóm 43, dịch vụ nhà hàng ăn uống và có thể đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Do đó, muốn xây dựng nhãn hiệu thì trước hết phải đăng ký nhãn hiệu để bảo hộ về lâu về dài và phòng ngừa rủi ro phát sinh về sau. Đáp ứng nhu cầu này, Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho nhà hàng.

1. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho dịch vụ nhà hàng

Thành phần hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN;
- 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
- Giấy ủy quyền
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2.Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho dịch vụ nhà hàng

Trước hết, chủ sở hữu cần thực hiện tra cứu nhãn hiệu của nhà hàng nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu dự định đăng ký so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, từ đó xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không và có phương án sửa đổi.
Sau khi tra cứu, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Nộp đơn
Cá nhân, tổ chức nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ TP. Hà Nội hoặc các văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Bước 2: Tiếp nhận đơn
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn
Thẩm định hình thức đơn là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về các đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn,… Từ đó xác định đơn có hợp lệ hay không.
Thời gian thẩm định hình thức của đơn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 4: Công bố đơn
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là đơn hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận lòa đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu trí tuệ. Thời hạn cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu là từ 01-02 tháng.
Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. (tham khảo dịch vụ gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)

3. Công việc Luật Việt Phong thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ

Khi khách hàng có yêu cầu đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng của mình, Luật Việt Phong sẽ thực hiện các công việc dưới đây:
- Tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và tư vấn tính khả thi của đối tượng muốn bảo hộ.
- Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Thay mặt khách hàng theo dõi tiến trình giải quyết tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Sửa chữa, khắc phục trong trường hợp đơn còn thiếu sót.
- Thay mặt khách hàng nhận kết quả.
- Tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp
- Bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng.

4. Kết quả đạt được từ việc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Việt Phong

Quý khách là chủ sở hữu của một nhà hàng, đang muốn gây dựng thương hiệu cho nhà hàng của mình nhằm tạo uy tín với khách hàng cũng như ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu . Hãy tìm đến với dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Việt Phong, chúng tôi không chỉ thực hiện dịch vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất mà còn hạn chế tối đa thời gian khách hàng phải bỏ ra cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, Quý khách chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:
+ Tên và địa chỉ của chủ sở hữu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)
+ Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký.
+ Danh mục dịch vụ cần đăng ký.
+ Giấy ủy quyền 
Luật Việt Phong sẽ soạn thảo toàn bộ hồ sơ, thực hiện mọi thủ tục và bàn giao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đến tận nhà cho quý khách.
 

Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá