Dịch vụ lập hồ sơ khám giám định tái phát tai nạn lao động

Người lao động bị thương tật, bệnh, tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp đã được khám giám định, sau đó tái phát, tiến triển, được giám định mức suy giảm khả năng lao động từ lần thứ hai, hay gọi là khám giám định lại. Vậy thủ tục khám giám định lại ra sao, hồ sơ bao gồm những gì? Nhận thức được những băn khoăn, thắc mắc của khách hàng trong vấn đề này, Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ khám giám định tai nạn lao động tái phát, giúp quý khách bảo vệ được tối đa quyền lợi của khách hàng khi bị tai nạn lao động, đảm bảo mức hưởng chế độ tai nạn lao động phù hợp với tỷ lệ thương tật của người lao động.

1. Quy định pháp luật về khám giám định tai nạn lao động tái phát

* Điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn;
* Trường hợp khám giám định lại tai nạn lao động: Người lao động bị tai nạn lao động được khám giám định tái phát khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi bị thương tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
- Sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định;
- Đối với trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
* Thời hạn giám định:
- Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giới thiệu giám định ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng) kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần liền kề trước đó.
- Trường hợp do tính chất của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa hoặc Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Giám định y khoa để xem xét, quyết định việc giám định lại trước thời hạn trên.

2. Hồ sơ khám giám định lại tai nạn lao động

- Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BYT;
- Các giấy tờ Điều trị vết thương tái phát:
Đối với người lao động Điều trị nội trú: Bản sao hợp lệ Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BYT.
Đối với người lao động Điều trị ngoại trú: Bản sao hợp lệ giấy tờ về khám, Điều trị bệnh, thương tật, tật do tai nạn lao động, bao gồm: sổ y bạ, sổ khám bệnh, đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án Điều trị ngoại trú.
- Biên bản Giám định y khoa lần kề trước đó.

3. Trình tự Luật Việt Phong thực hiện thủ tục khám giám định tai nạn lao động tái phát

Bước 1: Thu thập các thông tin cần thiết về nhu cầu của khách hàng, tiến hành tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan tới điều kiện, hồ sơ, thủ tục thực hiện khám giám định tai nạn lao động tái phát
Bước 2: Trên cơ sở thông tin đã tiếp nhận từ phía khách hàng, tiến hành soạn thảo hồ sơ khám giám định tái phát. Hồ sơ được ghi nhận chi tiết tại Mục 2
Bước 3: Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ tới Cơ quan thường trực của:
- Hội đồng Giám định y khoa tỉnh với trường hợp khám giám định tái phát, trừ các trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khác giám định;
- Hội đồng Giám định y khoa thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải với trường hợp khám giám định tái phát cho người lao động ở các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý;
- Hội đồng y khoa cấp trung ương với trường hợp khám giám định tái phát các trường hợp đã khám giám định lần đầu ở Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
Đồng thời theo dõi tiến độ thực hiện và tiến hành những sửa đổi, bổ sung khi cần thiết:
- Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc trung ương tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa 
- Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị giám định, cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Bộ Y tế gửi cho cá nhân, tổ chức đề nghị giám định Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BYT.
- Trường hợp hồ sơ giám định hợp lệ: Hội đồng Giám định Y khoa có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ giám định tai nạn lao động tái phát tại Luật Việt Phong

- Nhận được sự tư vấn, hỗ trợ dịch vụ hàng đầu của đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm từ những thủ tục đầu tiên cho tới tận sau khi nhận được kết luận của Hội đồng giám định y khoa
- Nhanh chóng nhận được thành quả của dịch vụ: Chỉ sau 30 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Luật Việt Phong đã có thể đem tới cho quý khách kết tinh của dịch vụ: được tiến hành giám định tại Hội đồng giám định y khoa, xác định tại tỷ lệ thương tật để khách hàng nhận được chế độ phù hợp với mức độ thương tật của mình, đảm bảo tối đa quyền lợi được nhận của khách hàng.
- Được cung cấp văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí
 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề