Dịch vụ tư vấn về tranh chấp tài sản khi ly hôn

Posted on Tư vấn ly hôn 1180 lượt xem
Khi ly hôn, một vấn đề được coi là gây nhiều tranh cãi nhất với các cặp vợ chồng là vấn đề tài sản chung, riêng được xác định như thế nào? Chia tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân ra sao? Điều này đã khiến cho quá trình ly hôn trở lên phức tạp khá nhiều bởi sự bất đồng quan điểm trong việc phân chia tài sản khi ly hôn. Luật Việt Phong cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn phân chia tài sản chung sau ly hôn, giúp quý khách tiếp cận với tính pháp lý, những quy định pháp luật trong vấn đề này, mang tới một cái nhìn toàn diện nhất, khách quan nhất tới quý khách hàng, giảm bớt xung đột trong vấn đề này khi giải quyết việc ly hôn.

1. Tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân gia đình; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

2. Giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được phân chia theo thoả thuận của các bên, trường hợp không có thoả thuận hoặc thoả thuận không đầy đủ, không rõ ràng thì được giải quyết theo phương thức sau: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; 
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định.
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

3. Nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì được giải quyết như sau: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân gia đình. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng quy định tại Điều 37 Luật này.

4. Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ liên quan tới việc phân chia tài sản chung khi ly hôn

- Tư vấn cụ thể về cách xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn
- Tiếp nhận thông tin trường hợp cụ thể của khách hàng, phân tích đưa ra phương án giải quyết tốt nhất đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng
- Hỗ trợ, thay khách hàng thực hiện soạn thảo hồ sơ đề nghị ly hôn nếu có yêu cầu
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến ly hôn: giải quyết con chung khi ly hôn; thủ tục ly hôn với người nước ngoài…
- Cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa, luật sư tranh tụng tại Tòa án nếu có yêu cầu
 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề