Thẩm quyền cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Trong bối cảnh du lịch ngày càng phát triển, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng, khẳng định năng lực và uy tín của doanh nghiệp. Việc cấp lại giấy phép này không chỉ là thủ tục hành chính mà còn là quá trình đánh giá, kiểm soát chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của khách hàng và góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích về thẩm quyền và quy trình cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp trong ngành.

Kinh doanh lữ hành nhận khách là gì?

1. Điều kiện thực hiện

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập và hoạt động tại Việt Nam:

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000đ (Hai trăm năm mươi triệu đồng);

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng);

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng).

  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

+ Chuyên ngành về lữ hành được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
  • Quản trị lữ hành;
  • Điều hành tour du lịch;
  • Marketing du lịch;
  • Du lịch;
  • Du lịch lữ hành;
  • Quản lý và kinh doanh du lịch;
  • Quản trị du lịch MICE;
  • Đại lý lữ hành;
  • Hướng dẫn du lịch;
  • Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL có hiệu lực (ngày 01 tháng 02 năm 2018);
  • Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm (3.11) và (3.12) thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.

  • Cơ quan thực hiện: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Các trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:

  • Trường hợp 1: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị mất:

+ Giấy phép kinh doanh bị thất lạc trong quá trình sử dụng, lưu giữ;

+ Không còn thấy Giấy phép kinh doanh;

+ Giấy phép kinh doanh không tồn tại nữa: có thể do thiên tai, hoả hoạn, sự cố khách quan mà giấy phép kinh doanh lữ hành bị huỷ, không còn tồn tại nữa.

  • Trường hợp 2: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị hư hỏng:

+ Giấy phép kinh doanh không dùng được nữa;

+ Các thông tin trên Giấy phép kinh doanh không còn nhìn rõ được, điều này không đảm bảo về hình thức và cả nội dung của giấy phép. Việc không cung cấp được thông tin làm mất chức năng của Giấy phép nói chung và Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế nói riêng;

+ Giấy phép kinh doanh bị rách, nát, mất góc không đảm bảo theo quy định của pháp luật. Việc Giấy phép kinh doanh bị rách, nát, mất góc có thể ảnh hưởng tới thông tin đồng thời nó cũng làm sai lệch hình thức của loại giấy tờ làm căn cứ pháp lý quan trọng.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Thẩm quyền cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề