Thủ tục giải quyết chế độ tử tuất hàng tháng với nhân thân người lao động hưởng lương hưu mà chết

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Người lao động khi đang hưởng lương hưu mà chết thì thân nhân của họ cũng được hưởng chế độ tuất hàng tháng. Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục giải quyết chế độ tuất hàng tháng cho thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết, đảm bảo sự nhận thức tối đa về quyền lợi cho khách hàng.

1. Vì sao nên sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong?

Khi sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong, quý khách sẽ nhận được sự tư vấn tận tình, chuyên nghiệp và hoàn toàn miễn phí từ phía luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi về những vấn đề liên quan tới việc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng với thân nhân người lao động đang hưởng lương hưu bị chết.
Quý khách cũng sẽ nhanh chóng nhận được thành quả của việc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng với thân nhân người lao động đang hưởng lương hưu bị chết nhưng vẫn được đảm bảo tiết kiệm tối đa thời gian, công sức cho việc xin cấp phép: Mọi hồ sơ, thủ tục đều do chuyên viên phía chúng tôi soạn thảo và hướng dẫn khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khách hàng của Luật Việt Phong cũng sẽ nhận được những tư vấn liên quan tới việc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng với thân nhân người lao động đang hưởng lương hưu bị chết: Điều kiện, thủ tục để hưởng chế độ tuất một lần; điều kiện, thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, tuất một lần…
Luật Việt Phong cũng gửi tới quý khách sử dụng dịch vụ của chúng tôi hệ thống văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí khi có yêu cầu.

2. Đối tượng thân nhân của người lao động đang hưởng lương hưu mà chết được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng

- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Đối tượng này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

3. Hồ sơ hưởng chế độ tuất hàng tháng 

- Hồ sơ hưởng lương hưu do cơ quan BHXH quản lý.
- Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09A-HSB (bản chính).
- Biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần theo mẫu số 16-HSB (bản chính); trường hợp chỉ có một thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc nhiều thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng chỉ có một người đại diện hợp pháp mà lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần thì thân nhân lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc người đại diện hợp pháp của thân nhân chịu trách nhiệm về việc lựa chọn và không cần biên bản này.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (bản chính) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

4. Trình tự Luật Việt Phong thực hiện việc đề nghị hưởng chế độ tuất hàng tháng cho thân nhân người lao động đang hưởng lương hưu bị chết

Bước 1: Tiếp nhận thông tin cụ thể từ khách hàng và tư vấn các vấn đề pháp lý sơ bộ
Bước 2: Kiểm tra tính pháp lý các yêu cầu của khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân người đang hưởng lương hưu mà chết và chuyển tới cho khách hàng ký kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người đang hưởng lương hưu chết. Hồ sơ được ghi nhận tại Mục 2
Bước 3: Hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục nộp hồ sơ tới BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu và theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, sửa đổi, bổ sung khi cần thiết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề