Thủ tục thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở

Posted on Tư vấn hành chính 971 lượt xem
Tổ chức tôn giáo cơ sở là đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo bao gồm ban hộ tự hoặc ban quản trị chùa của đạo Phật, giáo xứ của đạo Công giáo, chi hội của đạo Tin lành, họ đạo của đạo Cao đài, ban trị sự xã, phường, thị trấn của Phật giáo Hoà hảo và đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo khác. Với việc ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng hiện nay của Nhà nước ta thì việc thành lập các tổ chức tôn giáo cơ sở cũng được Nhà nước cho phép. Trong phạm vi bài viết, Luật Việt Phong tư vấn thủ tục thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở như sau:

1. Điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở

Việc thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo;
+ Tổ chức được thành lập thuộc hệ thống của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận;
+ Số lượng tín đồ tại địa bàn đáp ứng điều kiện quy định tại hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.

2. Hồ sơ cần chuẩn bị

Tổ chức tôn giáo khi thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bản đề nghị thành lập  tổ chức tôn giáo trực thuộc nêu rõ những nội dung sau:
+ Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và dự kiến tên tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
+ Lý do thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
+ Danh sách dự kiến những người đại diện tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
+ Số lượng tín đồ hiện có tại thời điểm thành lập; số lượng tín đồ trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
+ Phạm vi hoạt động tôn giáo;
+ Dự kiến nơi đặt trụ sở của tổ chức.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thủ tục thực hiện

* Trình tự thực hiện
Bước 1. Tổ chức tôn giáo khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc gửi văn bản đề nghị đến Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo).
Bước 2. Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) xem xét văn bản và đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết. 
Bước 3. 
+ Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản, trình Ủy ban nhân dân tỉnh. 
+ Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) chấp thuận hoặc không chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo (hoặc ủy quyền cho Sở Nội vụ). Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện: Tiếp nhận văn bản trực tiếp vào các ngày làm việc trong tuần hoặc qua đường bưu điện.
* Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo)
+ Cơ quan phối hợp: Ban Dân vận Tỉnh ủy; Công an tỉnh; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
* Kết quả thực hiện: Có Quyết định về việc chấp thuận thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở hoặc văn bản trả lời về việc không chấp thuận việc thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở.

4. Công việc Luật Việt Phong thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ

Khi khách hàng có yêu cầu dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở, Luật Việt Phong sẽ hỗ trợ thực hiện các công việc sau đây:
- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, tư vấn các quy định của pháp luật về thủ tục thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở;
- Tư vấn soạn thảo hồ sơ nộp tại Sở Nội vụ;
- Đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ tại Sở Nội vụ;
- Theo dõi tính hợp lệ của hồ sơ, sửa đổi bổ sung khi có yêu cầu của Sở Nội vụ;
- Nhận kết quả và bàn giao đến tận tay quý khách hàng;
Quý khách có nhu cầu tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ qua tổng đài trực tuyến 1900 6589 để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ. Công ty Luật Việt Phong luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/24 (kể cả ngày nghỉ). Rất mong được hợp tác cùng quý khách!
 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề