Ngày 15/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng. Vậy, Lộ trình việc thực hiện chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng được quy định như thế nào? Cùng Luật Việt Phong tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng
Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 9 Nghị định 104/2025/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2025 như sau:
“Điều 9. Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Hội công chứng viên tại địa phương xây dựng Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng (sau đây gọi là Đề án), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc xây dựng Đề án phải lấy ý kiến của công chứng viên, viên chức khác, người lao động đang làm việc tại Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội tại Phòng công chứng (nếu có).
2. Đề án bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết chuyển đổi Phòng công chứng;
b) Kết quả tổ chức, hoạt động trong 03 năm gần nhất của Phòng công chứng, bao gồm: số tiền nộp ngân sách và nộp thuế; số lượng việc công chứng, chứng thực; các kết quả hoạt động khác của Phòng công chứng;
c) Phương thức chuyển đổi Phòng công chứng phải thể hiện rõ quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng được chuyển giao cho chính các công chứng viên của Phòng công chứng (kèm theo danh sách công chứng viên dự kiến nhận chuyển đổi Phòng công chứng) hoặc được đấu giá (nêu rõ giá khởi điểm dự kiến);
d) Dự kiến phương án giải quyết chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức khác, người lao động của Phòng công chứng; phương án xử lý tài sản, xử lý số dư bằng tiền của các quỹ mà Phòng công chứng đã trích lập theo quy định của pháp luật và các vấn đề khác của Phòng công chứng;
đ) Số lượng và phân loại hồ sơ công chứng của Phòng công chứng;
e) Dự kiến các khoản chi phí để thực hiện việc chuyển đổi Phòng công chứng;
g) Trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án của Sở Tư pháp, các sở, ngành và cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp kèm theo Đề án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt Đề án, gửi Sở Tư pháp, Hội công chứng tại địa phương và Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức quy định tại khoản này.
4. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tại địa phương thực hiện việc chuyển đổi Phòng công chứng theo Đề án đã được phê duyệt.”
2. Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 104/2025/NĐ-CP đã nêu rõ lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng như sau:
“Điều 15. Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng
1. Căn cứ mức tự chủ tài chính của Phòng công chứng, lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng tại các địa phương được thực hiện như sau:
a) Đối với các Phòng công chứng tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư: Chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2026;
b) Đối với các Phòng công chứng tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên: Chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2027;
c) Đối với các Phòng công chứng không thuộc điểm a và điểm b khoản này: Chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2028.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định của Luật Công chứng, Nghị định này, pháp luật về tổ chức, sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập và tình hình thực tế tại địa phương để quyết định việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng của địa phương phù hợp với lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, căn cứ mức tự chủ tài chính của Phòng công chứng, lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng tại các địa phương được thực hiện như sau:
- Chậm nhất là ngày 31/12/2026 đối với các Phòng công chứng tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Chậm nhất là ngày 31/12/2027 đối với các Phòng công chứng tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên.
- Chậm nhất là ngày 31/12/2028 đối với các Phòng công chứng không thuộc (1), (2) nêu trên.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định của Luật Công chứng 2024, Nghị định 104/2025, pháp luật về tổ chức, sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập và tình hình thực tế tại địa phương để quyết định việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng của địa phương phù hợp với lộ trình trên.
3. Đăng báo thông tin về việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng
Điều 16, Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định về việc đăng báo thông tin về việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng như sau:
“Điều 16. Đăng báo thông tin về việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong 03 số liên tiếp về tên, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng; số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thay đổi tên hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng, chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng hoặc giải thể Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong 03 số liên tiếp về nội dung thay đổi hoặc việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng.”
Do đó, việc đăng báo thông tin về việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng cụ thể như sau:
Trường hợp thành lập Phòng công chứng
|
Trường hợp thay đổi, chuyển đổi, giải thể
|
Thời hạn: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập.
- Trách nhiệm: Sở Tư pháp thực hiện đăng báo.
- Hình thức đăng: Báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đặt trụ sở Phòng công chứng.
- Tần suất: 03 số báo liên tiếp.
- Nội dung đăng:
-
Tên Phòng công chứng
-
Địa chỉ trụ sở
-
Số, ngày, tháng, năm quyết định thành lập
-
Ngày bắt đầu hoạt động
|
- Thời hạn: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp tỉnh ra quyết định:
-
Thay đổi tên hoặc địa chỉ trụ sở,
-
Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng,
-
Giải thể Phòng công chứng.
- Trách nhiệm: Sở Tư pháp thực hiện đăng báo.
- Hình thức đăng: Báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đặt trụ sở Phòng công chứng.
- Tần suất: 03 số báo liên tiếp.
- Nội dung đăng: Nêu rõ nội dung thay đổi, chuyển đổi hoặc giải thể.
|
Trên đây là giải đáp của Công ty Luật Việt Phong về Lộ trình việc thực hiện chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng trước 01/01/2029. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.