Chi phí thành lập công ty

Trong kinh doanh và khởi nghiệp, việc thành lập nên một công ty sẽ đi kèm thêm nhiều vấn đề. Việc thành lập nên công ty sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích như dễ dàng mở rộng, chuyển đổi mô hình kinh doanh, dễ thu hút nguồn khác hàng, các đối tác sẽ yên tâm hơn trong việc hợp tác với doanh nghiệp, thay vì là cá nhan hay hộ gia đình, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể. Ngoài ra, suau khi thành lập doanh nghiệp sẽ được nhà nước bảo vệ, tránh được những cạnh tranh không lành mạnh trên nền kinh tế thị trường. Một trong những vấn đề mà star-up cần nên quan tâm khi có ý định thành lập công ty là chi phí thành lập công ty, phải chi trả bao nhiêu và đó là những chi phí gì?

Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành ...

Chi phí thành lập công ty có nhiều khoản khác nhau. Về cơ bản, doanh nghiệp khi thành lập cần đóng 7 loại chi phí bao gồm:

1. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp

Các tô chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp năm 2024 sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 47/2019/TT-BTC.

Theo đó, mức Lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 VNĐ /lần đối với việc Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp).

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp (Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC).

2. Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

Đối với loại phí này, yêu cầu hình thức nộp trực tiếp. Lệ phí đối với hoạt động này là 100.000 VNĐ/lần theo Thông tư 47/2019/TT-BTC.

Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ ở chính hoặc gửi trực tiếp Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.

Theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định tại khoản 1 điều 32, trong thời hạn 30 ngày sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Doanh nghiệp phải tiến hành thông báo công khai trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp (bao gồm dấu công ty, dấu chức danh)

Trên thị trường hiện nay, giá khắc con dấu cho doanh nghiệp dao động từ  200.000 VNĐ – 500.000 VNĐ tùy thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ và loại con dấu mà doanh nghiệp yêu cầu. Ngoài ra, đối với con dấu chức danh (VD: con dấu cho chức danh Giám đốc) sẽ giao độnh từ 80.000 VNĐ – 150.000 VNĐ.

Lưu ý: Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục thông báo mẫu dấu công ty trên Cổng thông tin đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia trước khi áp dụng con dấu tròn để đóng dấu trên hợp đồng và trong các giao dịch kinh doanh

4. Chi phí mua chữ ký số khai thuế

Chữ ký số là một dạng thiết bị giúp các cơ quan, tổ chức có thể thực hiện việc ký tên trên tất cả các tài liệu số khi giao dịch qua internet, sử dụng thay thế cho chữ ký tay và con dấu của người đại diện theo quy định của pháp luật. Được coi là một loại chứng thư số vì đã được mã hóa đầy đủ tất  cả các dữ liệu, thông tin cần có của đơn vị đủ để nhận diện được đơn vị sở hữu tài liệu, văn  bản điện tử đó, nhằm xác minh mọi hoạt động đều xuất phát từ doanh nghiệp.

Chi phí mua chữ ký số khai thuế khi thành lập công ty thời hạn 1 năm dao động tầm khoảng 1.600.000 đồng và thời hạn 3 năm là 2.700.000 đồng (chưa bao gồm VAT).

5. Chi phí mở tài khoản ngân hàng

Chi phí mở tài khoản ngân hàng được miễn phí. Tuy nhiên ngân hàng thường bắt buộc ký quỹ duy trì tài khoản: 1.000.000 đồng. Sau này nếu doanh nghiệp đóng tài khoản thì ngân hàng sẽ hoàn trả lại chi phí ký quỹ.

6. Chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn

Đây là một trong những chi phí thành lập công ty cần phải cho trả là chi phí phát hành hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử do cá nhân hay tổ chức bán hàng, cung cấp dịch vụ lập ra.

Chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn khi thành lập công ty dao động khoảng 935.000 đồng đến 2.000.000 đồng tùy thuộc vào số lượng hóa đơn đăng ký.

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, từ ngày 01 tháng 07 năm 2022, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi xuất hóa đơn cho khách hàng.

7. Kê khai và lệ phí môn bài

Lệ phí thuế môn bài doanh nghiệp cần nộp căn cứ vào số vốn điều lệ công ty đăng ký và chia thành hai mức sau:

  • Vốn điều lệ của công ty dưới 10 tỷ, thì lệ phí môn bài cần nộp là 2.000.000 đồng/năm.
  • Vốn điều lệ của công ty trên 10 tỷ, lệ phí môn bài cần nộp là 3.000.000 đồng/năm.
  • Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác, lệ phí môn bài phải nộp là 1.000.000 đồng/năm.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp thành lập từ năm 2021 trở đi được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về chi phí thành lập công ty. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề