Đăng ký quyền tác giả ở đâu?

Quyền tác giả là công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ các sản phẩm sáng tạo trí tuệ trước sự xâm phạm và sao chép trái phép. Để đảm bảo quyền lợi của mình, tác giả cần biết rõ nơi thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả. Việc nắm bắt thông tin về địa điểm và quy trình đăng ký sẽ giúp các tác giả và tổ chức bảo vệ quyền lợi một cách hiệu quả và hợp pháp.

Cục bản quyền tác giả? Nhiệm vụ và ...

1. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Theo khoản 2 Điều 50 quy định về Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan như sau:

a, Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan:

Tờ khai phải làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin vê cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

b, Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

c, Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;

d, Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;

e, Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

đ, Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Tài liệu quy định tại các điểm c; d; e và đ đều phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.

2. Địa điểm đăng ký bản quyền tác giả

Để đăng ký bản quyền tác giả ở Việt Nam tại Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, bạn có thể nộp hồ sơ tại các địa điểm sau:

  • Cục Bản quyền tác giả: đây là cơ quan chính phụ trách việc tiếp nhận và xử lý các hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại Đà Nẵng: Văn phòng này phục vụ khu vực miền Trung, giúp các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nộp hồ sơ thuận lợi hơn mà không cần phải đến Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Đây là văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại khu vực miền Nam, giúp thuận tiện cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ở các tỉnh phía Nam trong việc nộp hồ sơ và giải quyết các thủ tục liên quan đến đăng ký bản quyền.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại một trong các địa chỉ trên hoặc bạn cũng có thể nộp hồ sơ đăng ký qua dịch vụ bưu điện đến các địa chỉ trên nếu không thể nộp trực tiếp. Một số đơn vị, công ty luật cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng ký bản quyền tác giả, giúp bạn thực hiện thủ tục này một cách thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Đăng ký quyền tác giả ở đâu? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề