Cá nhân không thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà vẫn có nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội thì được quyền đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện, được quyền lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân. Vậy, làm như thế nào để tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, hồ sơ, thủ tục tham gia ra sao?
Luật Việt Phong hân hạnh cung cấp
dịch vụ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trở thành người hỗ trợ quý khách trong việc tiếp cận với loại bảo hiểm này, đảm bảo tính liên tục của thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
1. Quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được hưởng hai chế độ: hưu trí và tử tuất.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây: Hằng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.
2. Luật Việt Phong thực hiện dịch vụ đại diện khách hàng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Bước 1: Tiếp nhận thông tin cụ thể từ khách hàng và tư vấn các vấn đề pháp lý sơ bộ
-Tư vấn các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện,
-Tư vấn hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
-Tư vấn kê khai mức thu nhập để làm cơ sở tính mức đóng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; lựa chọn phương thức đóng phù hợp;
Bước 2: Kiểm tra tính pháp lý các yêu cầu của khách hàng và tiến hành soạn thảo Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và chuyển tới cho khách hàng ký kết.
Trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS)
Bước 3: Hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện và theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, sửa đổi bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu
Chỉ sau 07 ngày làm việc đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu, quý khách đã có thể nhận được sổ bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp.
3. Dịch vụ liên quan do Luật Việt Phong cung cấp
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.