Kết hôn có yếu tố nước ngoài là gì?

Kết hôn có yếu tố nước ngoài là gì? Nguyên tắc của kết hôn có yếu tố nước ngoài? Hãy cùng Luật Việt Phong tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài trên

1. Kết hôn có yếu tố nước ngoài là gì?

Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài mà chỉ đưa ra giải thích về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Theo đó, khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

“25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

Theo đó, một quan hệ hôn nhân được xác định là có yếu tố nước ngoài dựa trên các dấu hiệu như: 

  •  Chủ thể tham gia quan hệ ít nhất một bên là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài.
  • Sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân gia đình xảy ra ở nước ngoài.
  •  Tài sản ở nước ngoài.

Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài có phạm vi vô cùng rộng và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Trường hợp này xác định kết hôn có yếu tố nước ngoài thông qua quốc tịch của hai bên nam, nữ khi tham gia vào quan hệ hôn nhân. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể là công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch. Người nước ngoài và người Việt Nam khi tham gia vào quan hệ có yếu tố nước ngoài phải đáp ứng và tuân thủ theo quy định Việt Nam về điều kiện kết hôn.
  • Trường hợp kết hôn giữa hai công dân Việt Nam tại nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài. Trong đó hai bên tham gia quan hệ hôn nhân đều là người mang quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên sự kiện pháp lý kết hôn làm phát sinh quan hệ giữa hai công dân Việt Nam lại xác lập ở nước ngoài. 
  • Trường hợp hai bên kết hôn là hai người nước ngoài nhưng thường trú tại Việt Nam và kết hôn với nhau tại Việt Nam. Khi đó hai bên tham gia quan hệ hôn nhân cần đáp ứng được các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam, tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước của Việt Nam bên cạnh các thủ tục theo quy định tại nước người đó mang quốc tịch.
  • Trường hợp hai bên nam, nữ đều là công dân Việt Nam, tuy nhiên tại thời điểm đăng ký kết hôn thì một trong hai người đang định cư ở nước ngoài. Đối với trường hợp này, các nhà làm luật dựa vào nơi cư trú của các bên để xác định kết hôn có yếu tố nước ngoài. 

2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật

Theo quy định thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

2.1. Quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

"Điều 122. Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
 
1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
 
2. Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.
Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
 
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng."

2.2. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

2.3. Quy định về việc nuôi con

- Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo quy định của Luật này và quy định trong pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi.

- Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em là người nước ngoài làm con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được công nhận tại Việt Nam.

- Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.

- Trong trường hợp việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo quy định của Luật này.

- Trong trường hợp việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo pháp lđang puật của nước nơi thường trú của con nuôi.

Ngoài ra thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài cũng như điều kiện với người nhận con nuôi cũng như trình tự,thủ tục nhận con nuôi được quy định cụ thể trong Luật nuôi con nuôi và các văn bản pháp luật liên quan khác.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Kết hôn có yếu tố nước ngoài là gì?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề