Thủ tục cắt chuyển hộ khẩu khác tỉnh

Trong xã hội hiện đại, nhu cầu di chuyển và thay đổi nơi ở ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt khi công việc hoặc cuộc sống cá nhân đòi hỏi phải chuyển đến một tỉnh thành khác. Thủ tục cắt chuyển hộ khẩu khác tỉnh vì thế trở thành một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Việc hiểu rõ các bước thực hiện cũng như những giấy tờ cần chuẩn bị sẽ giúp bạn hoàn thành thủ tục này một cách nhanh chóng, tránh được những rắc rối không đáng có trong quá trình chuyển đổi nơi cư trú.

Từ 1.7, nên chuyển ngay hộ khẩu sau khi bán nhà

1. Thành phần hồ sơ chuyển hộ khẩu khác tỉnh

Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chuyển hộ khẩu (cắt khẩu):

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trong đó tại mục 15 - nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu công dân ghi rõ là cấp giấy chuyển hộ khẩu.

Nếu là chuyển cả hộ thì trong giấy chuyển hộ khẩu đề rõ là chuyển cả hộ. Việc này giúp công an nơi chuyển đến thu sổ cũ và cấp sổ mới.

Nếu là chuyển một hoặc một số người thì ghi vào trang điều chỉnh trong sổ hộ khẩu các thông tin như người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.

  • Sổ hộ khẩu (hoặc Sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).

Hồ sơ đăng ký thường trú (nhập khẩu):

Đối với nhà thuộc sở hữu của mình:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp;

Đối với người đăng ký thường trú về nhà người thân:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người cao tuổi, người chưa thành niên...

Đối với thường trú về nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ

-  Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

- Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định (theo Điều 5 Nghị định 62/2021 gồm: Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

2. Trình tự thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh

Bước 1: Cấp Giấy chuyển hộ khẩu (cắt khẩu)

  • Chuẩn bị hồ sơ và nộp
  • Thời hạn trả là 2 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho người có yêu cầu. nếu đầy đủ hồ sơ sẽ được nhận giấy hẹn để trả hồ sơ. Còn nếu cần bổ sung thì cán bộ phục trách sẽ yêu cầu bổ sung cho đầy đủ hồ sơ.

Bước 2: Nhận giấy chuyển hộ khẩu tại nơi nộp hồ sơ

Đến ngày hẹn nhận kết quả, người nhận đưa giấy hẹn đến để nhận phiếu thu lệ phí. Đóng phí và nhận giấy chuyển hộ khẩu.

(Tùy vào từng địa phương mà sẽ có mức thu lệ phí khác nhau).

Bước 3: Nộp hồ sơ để đăng ký thường trú (nhập khẩu)

Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú như sau:

  • Công an xã, phường, thị trấn;
  • Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Khi nộp xong sẽ được cấp giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả. Nếu như chưa đủ thì sẽ được cán bộ hướng dẫn bổ sung. Hoặc cơ quan chưa đủ hoặc không có thẩm quyền giải quyết sẽ được trả lời bằng văn bản và có lý do rõ ràng.

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thời hạn giải quyết và trả kết quả cho công dân là 15 ngày.

Bước 4: Trả kết quả

Nếu được giải quyết hồ sơ thì công dân sẽ tiến hành nộp phí kiểm tra lại các thông tin và kí nhận. Còn trong trường hợp không được giải quyết đăng ký thường trú thì công dân sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo là văn bản không giải quyết được hồ sơ đăng ký thường trú.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Thủ tục cắt chuyển hộ khẩu khác tỉnh. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề