Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

 

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, bảo vệ quyền tác giả trở thành một vấn đề cấp thiết và quan trọng. Việc đăng ký bản quyền tác giả không chỉ là việc bảo vệ quyền lợi cá nhân mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sáng tạo và phát triển văn hóa, khoa học, nghệ thuật. Đối với nhiều người, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả có thể là một quá trình phức tạp và rắc rối. Tuy nhiên, nắm rõ các bước cần thiết và quy định pháp lý liên quan sẽ giúp cho việc đăng ký trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thủ tục hành chính Bộ VHTTDL: Cung cấp ...

1. Bản quyền tác giả là gì?

Theo khoản 2 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ

Căn cứ vào điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 14 điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2022:

(1) Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 7 năm 2016 quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan).

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn;

(2) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả

(3) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

(4) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

(5) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

(6) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm 3, 4, 5 và 6 trên đây phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

3.1. Trình tự thực hiện

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

3.2. Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bản quyền tác giả,   Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.

3.3.Thời hạn làm việc

-15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ

Trên đây là tư vấn của  Công ty Luật Việt Phong về Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề