Một công dân khi sinh ra phải tiến hành đăng ký khai sinh và khi chết đi cũng phải tiến hành đăng ký khai tử. Đăng ký khai tử là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho gia đình, thân nhân, người đại diện hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan giấy khai tử để xác nhận tình trạng một người đã chết, xác định về thời gian chết, địa điểm chết và nguyên nhân cái chết. Việc đăng ký khai tử có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tình trạng nhân thân của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và thực hiện quản lý dân cư. Không phải chủ thể nào trong xã hội cũng dễ dàng nắm bắt được thủ tục đăng ký khai tử, khá nhiều chủ thể không chuyên gặp phải nhiều rắc rối khi thực hiện thủ tục này tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhận thức được tâm lý đó của quý khách hàng,
Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ
tư vấn đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam, đưa tới cho khách hàng cái nhìn toàn diện, khách quan, chính xác nhất về thủ tục này, tiết kiệm tối đa thời gian thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước cho quý khách.
1. Hồ sơ đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam
Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai theo mẫu quy định
- Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử
• Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
• Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
• Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
• Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
• Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
2. Trình tự thực hiện việc đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam
Bước 1: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử. Trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Bước 2: Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp hồ sơ đăng ký khai tử ghi nhận tại Mục 1 cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết.
Bước 3: Ngay sau khi nhận giấy tờ trên, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Bước 4: Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
3. Những dịch vụ Luật Việt Phong cung cấp khi đăng ký khai tử
- Tư vấn đầy đủ các quy định pháp lý về đăng ký khai tử: thẩm quyền đăng ký khai tử, hồ sơ, thủ tục đăng ký khai tử...
- Hướng dẫn khách hàng thực hiện các công việc cụ thể trong thủ tục đăng ký khai tử theo yêu cầu: nơi nộp hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy báo tử…
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các vấn đề liên quan tới di sản hay nghĩa vụ tài chính của người chết
- Luật Việt Phong cũng cung cấp dịch vụ liên quan trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch:
• Tư vấn đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
• Dịch vụ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 cho công dân Việt Nam
• Dịch vụ đề nghị cấp lại giấy khai sinh bản chính
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.