Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì?

Chỉ dẫn địa lý không chỉ giúp xác định nguồn gốc địa lý của sản phẩm mà còn gắn liền với chất lượng, danh tiếng và đặc thù của sản phẩm đó. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý không chỉ mang lại lợi ích cho người sản xuất mà còn góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển bền vững và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Chính vì vậy, chỉ dẫn địa lý ngày càng được chú trọng và bảo vệ mạnh mẽ trong các khuôn khổ pháp lý quốc gia và quốc tế.

Định nghĩa về chỉ dẫn địa lý

1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Căn cứ khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.

Điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý phụ thuộc vào:

+ Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định, được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi của người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm đó.

+ Điều kiện địa lý mang lại danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang tính chỉ dẫn địa lý gồm: Yếu tố tự nhiên (khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác); Yếu tố con người (kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống  của địa phương…)

+ Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bảo hộ những thông tin về nguồn gốc của hàng hóa như là các từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh để chỉ một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hóa đó được sản xuất ra. Chất lượng, uy tín, danh dự của hàng hóa do nguồn gốc địa lý tạo nên.

2. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện (Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022) sau đây:

- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam;

- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn đại lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;

- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

3. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ khi nào?

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ khi sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhất định, chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính đặc thù của sản phẩm với nguồn gốc địa lý cụ thể. Cụ thể, để một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, sản phẩm phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Sản phẩm có nguồn gốc địa lý rõ ràng: sản phẩm phải xuất phát từ một khu vực địa lý cụ thể, có thể là một vùng, một địa phương hoặc thậm chí là một quốc gia. Khu vực này phải được xác định rõ ràng về mặt địa lý, hành chính.
  • Chất lượng, danh tiếng, hoặc đặc tính của sản phẩm gắn liền với địa lý: sản phẩm phải có những đặc tính, chất lượng, hoặc danh tiếng đặc biệt, chủ yếu hoặc hoàn toàn do các yếu tố địa lý tạo nên. Điều này bao gồm các yếu tố như khí hậu, thổ nhưỡng, kỹ thuật sản xuất truyền thống, và tay nghề của con người. Ví dụ, nước mắm Phú Quốc có hương vị đặc trưng nhờ nguồn nguyên liệu cá cơm tại vùng biển Phú Quốc và quy trình ủ chượp truyền thống tại đây.
  • Được cộng đồng hoặc người tiêu dùng công nhận: danh tiếng của sản phẩm phải được người tiêu dùng công nhận rộng rãi, không chỉ trong khu vực sản xuất mà còn có thể ở các thị trường tiêu thụ khác. Danh tiếng này phải được chứng minh qua thời gian và qua các tài liệu, chứng cứ liên quan.
  •  Có quy trình sản xuất, chế biến hoặc bảo quản đặc trưng: quy trình sản xuất, chế biến, hoặc bảo quản sản phẩm phải có những đặc điểm riêng biệt, mang tính truyền thống và khác biệt so với các sản phẩm tương tự từ các khu vực khác.
  • Đăng ký bảo hộ: sản phẩm phải được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại cơ quan có thẩm quyền. Tại Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Hồ sơ đăng ký phải cung cấp đầy đủ thông tin về khu vực địa lý, đặc tính sản phẩm, và bằng chứng chứng minh sự gắn kết giữa sản phẩm và khu vực địa lý.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề