Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Việc xác định rõ những đối tượng không được bảo hộ là cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này không chỉ giúp bảo vệ những sản phẩm thực sự có giá trị mà còn ngăn chặn tình trạng lạm dụng chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích thương mại không chính đáng.

Tin tức

1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Theo quy định tại khoản 22  điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2022 quy định về chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.’’

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bảo hộ những thông tin về nguồn gốc của hàng hóa như là các từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh để chỉ một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hóa đó được sản xuất ra. Chất lượng, uy tín, danh dự của hàng hóa do nguồn gốc địa lý tạo nên.

2. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện (điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022) sau đây:

- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam;

- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn đại lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;

- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Ngoài ra, tại điều 82 quy định về điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý:

“1. Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang tính chỉ dẫn địa lý đó.

2. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

3. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.”

3. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Theo điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

  1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;
  2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
  3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
  4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Theo đó, việc thông tin các chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, và mất đi khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thì sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý.

Đối với các trường hợp mà chỉ dẫn địa lý của nước ngoài thì sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam khi chỉ dẫn địa lý tại nước đó không được bảo hộ, bị chấm dứt và không được sử dụng nữa.

Khi một nhãn hiệu đã được bảo hộ mà sản phẩm đăng ký chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đó thì phát luật sở hữu trí tuệ quy định sản phẩm đó sẽ không thuộc đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý.

Khi người tiêu dùng hiểu sai về nguồn gốc địa lý trên sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó thì trường hợp này pháp luật quy định sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý.

Như vậy, khi thuộc những trường hợp nêu trên thì đối tượng đó không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý.

Trên đây là tư vấn của  Công ty Luật Việt Phong về Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề