Người lao động là công dân nước ngoài khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải xuất trình giấy phép lao động. Nếu công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, với vai trò quan trọng trong việc giúp công dân nước ngoài được thực hiện hoạt động lao động trên lãnh thổ Việt Nam thì giấy phép lao động được cấp như thế nào?
Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ
xin cấp Giấy phép lao động cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, giúp quý khách nhanh chóng tiếp cận tính hợp pháp của hoạt động lao động trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Điều kiện cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải cấp giấy phép lao động được cấp giấy phép khi đáp ứng những điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
- Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
- Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
2. Hồ sơ cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật
Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
• Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
• Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
• Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
• Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
- 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài
• Đối với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;
• Đối với người lao động nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
• Đối với nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
• Đối với người lao động nước ngoài vào việt Nam chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
• Đối với người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
• Đối với người lao động nước ngoài chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
• Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.
3. Luật Việt Phong thực hiện việc xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Bước 1: Tư vấn pháp lý sơ bộ về việc xin cấp giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: người lao động có thuộc diện được cấp giấy phép lao động không, hồ sơ, thủ tục cho việc xin cấp giấy phép lao động…
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh. Hồ sơ được ghi nhận cụ thể tại Mục 2
Bước 3: Đại diện khách hàng (người sử dụng lao động) nộp hồ sơ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc. Đồng thời, kiểm tra tiến độ xét duyệt hồ sơ và tiến hành sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 4: Đại diện khách hàng nhận kết quả và trao tận tay cho khách hàng
Như vậy, chỉ sau 07 ngày làm việc, Luật Việt Phong đã có thể cung cấp tới quý khách giấy phép lao động, chính thức hợp pháp hoá hoạt động lao động của người lao động nước ngoài tại Việt Nam
4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép lao động của Luật Việt Phong
- Được làm việc với đội ngũ luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, đảm bảo việc thực hiện dịch vụ hiệu quả, linh hoạt, uy tín.
- Nhận được kết quả một cách nhanh chóng nhất, đảm bảo thời gian hoạt động lao động sớm nhất.
- Tiết kiệm thời gian, công sức, không cần đi lại cũng như bỏ thời gian ra làm hồ sơ xin cấp phép, tất cả đã do chuyên viên của chúng tôi đại diện quý khách soạn thảo và giao nộp.
- Được tư vấn hoàn toàn miễn phí về việc cấp phép và những vấn đề liên quan từ khi hình thành nhu cầu cho tới sau khi nhận được giấy phép lao động.
- Được cung cấp hệ thống văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí, 24/7.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.