Dịch vụ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng này được thực hiện dưới hình thức ký kết Hợp đồng chuyển quyền Sở hữu sở hữu công nghiệp. Hiện nay, hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp diễn ra khá phổ biến và việc cần nắm được các quy định của pháp luật hiện hành như một điều tất yếu đặt ra với các chủ thể có nhu cầu. Để khách hàng hiểu rõ hơn về cách thức tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

1. Điều kiện chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

- Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp). 
Nội dung hợp đồng bao gồm các điều khoản sau: (1) Tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; (2) Căn cứ chuyển nhượng; (3) Giá chuyển nhượng; (4) Quyền và nghĩa vụ của các bên.
-  Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
- Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

2. Hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp 

- Thành phần hồ sơ bao gồm:
 + 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
+ 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai; 
+ Bản gốc văn bằng bảo hộ;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu côngcnghiệp (nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung);
+ Giấy uỷ quyền (Gửi lại khi nhận được yêu cầu)
+ Chứng từ nộp lệ phí.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

3. Trình tự, thủ tục tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

- Cá nhân, tổ chức nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua đại diện sở hữu công nghiệp. 
- Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm tra về tính hợp lệ của bộ hồ sơ chuyển nhượng. Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót)
+ Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cũng như thông tin kê khai chính xác, đúng quy định). Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, ghi nhận việc chuyển giao vào Sổ đăng ký quốc gia và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
+ Nếu xét thấy hồ sơ đăng ký không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo được ký mà người nộp hồ sơ không sửa chữa/sửa chữa không đúng hoặc không có ý kiến phản đối/có ý kiến nhưng không được chấp nhận thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối đăng ký hợp đồng.

4. Công việc Luật Việt Phong thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ

Khi có yêu cầu về dịch vụ, Luật Việt Phong sẽ thực hiện các công việc dưới đây:
- Tư vấn sơ bộ về các vấn đề pháp luật có liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
- Trả cứu tính khả thi của việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
- Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Thay mặt khách hàng theo dõi tiến trình giải quyết tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Thay mặt khách hàng nhận kết quả
- Trả hồ sơ và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 
Với phương châm “Sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng chính là tài sản lớn nhất của luật Việt Phong”, Luật Việt Phong cam kết thực hiện dịch vụ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp uy tín, hiệu quả và chi phí hợp lý nhất.  Khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin/tài liệu sau: bản gốc văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; thông tin của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; giấy ủy quyền, chúng tôi sẽ hoàn tất mọi thủ tục pháp lý và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nhanh chóng và thuận tiện nhất cho khách hàng. 
 

Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá