Một số thủ tục cần thực hiện sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh

Việc thay đổi đăng ký kinh doanh là một quá trình quan trọng, nhưng đó chưa phải là tất cả. Sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp còn phải thực hiện một số thủ tục khác để đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hợp pháp và chính xác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thủ tục cần thiết sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh và tầm quan trọng của việc hoàn tất chúng.

Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh/Giấy Phép Kinh Doanh (2025)

1. Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp hoặc trụ sở chính của doanh nghiệp

- Con dấu công ty: Khi thay đổi tên doanh nghiệp hoặc trụ sở chính sẽ cần phải thực hiện thủ tục khắc lại con dấu của doanh nghiệp.

- Hóa đơn doanh nghiệp: Trên hóa đơn của doanh nghiệp sẽ có các thông tin về tên và trụ sở của doanh nghiệp. Trong trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp/trụ sở chính của doanh nghiệp, cần lưu ý thay đổi về mẫu hóa đơn.

- Ngoài ra, các doanh nghiệp cần lưu ý về các chứng từ, tài liệu, biển hiệu công ty. Ví dụ như thông tin trên biển hiệu công ty, website công ty, trên các giấy phép con của doanh nghiệp nếu có,…..

2. Sau khi thay đổi vốn điều lệ

Nếu doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ, cần lưu ý tới sự thay đổi của mức thuế môn bài phài nộp của doanh nghiệp. Theo quy định về mức nộp thuế môn bài như sau:

- Doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng sẽ phải đóng thuế môn bài 3.000.000 đồng/năm

- Doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống sẽ phải đóng thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm.

3. Sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh

Cần thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Lưu ý riêng đối với ngành nghề có điều kiện thì sau khi thay đổi ngành nghề:

- Đối với các ngàng nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phải bảo đảm số lượng chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;

- Các ngành nghề đăng ký kinh doanh mới có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Thay đổi người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền  và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Thay đổi thông tin ngân hàng: Tài khoản ngân hàng là thông tin quan trọng của mỗi doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động giao dịch.  Vì vậy, để thông tin của doanh nghiệp được đồng nhất, sau khi thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp phải thay đổi thông tin chủ tài khoản ngân hàng.

- Thay đổi thông tin giấy phép con: trong trường hợp thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật, nếu giấy phép con có thể hiện thông tin người đại diện theo pháp luật thì giấy phép con đó cần phải được thay đổi.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Một số thủ tục cần thực hiên sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề