Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam không chỉ trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là thị trường tiềm năng cho các tổ chức hành nghề luật quốc tế mở rộng hoạt động. Việc thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu tư vấn pháp lý đa dạng của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài mà còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý trong nước, thúc đẩy sự phát triển và chuyên nghiệp hóa lĩnh vực hành nghề luật. Bài viết về Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam của công ty Luật Việt Phong sẽ cung cấp thông tin pháp lý quan trọng khách hàng đang quan tâm.

1. Công ty Luật nước ngoài được hiểu như thế nào?
Công ty Luật nước ngoài là một hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Các hình thức tổ chức công ty Luật nước ngoài:
+ Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;
+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
Theo đó, công ty Luật nước ngoài bao gồm những hình thức sau:
+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài;
+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh;
+ Công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
Hình thức của công ty Luật nước ngoài, cụ thể:
+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài là tổ chức hành nghề luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.
+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh là tổ chức hành nghề luật sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
+ Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề luật sư hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
Như vậy, khác với tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam được hoạt động dưới hình thức Văn phòng luật sư, Công ty luật thì tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài chỉ được hoạt động dưới hình thức Công ty luật, chi nhánh.
Ví dụ như công ty Luật với toàn bộ vốn đầu tư Thái Lan được thành lập và hoạt động ở Việt Nam thì được xem là một công ty Luật nước ngoài (Thái Lan) tại Việt Nam.
2. Phạm vi hoạt động của công ty luật nước ngoài

"Chi nhánh, công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam, được cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam.”
Như vậy, công ty Luật nước ngoài được và không được thực hiện các hoạt động như sau:
+ Được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác.
+ Được cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam
+ Không được cử luật sư của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam
+ Không được thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.
3. Quyền và nghĩa vụ của công ty luật nước ngoài
Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các quyền sau đây:
- Thực hiện dịch vụ pháp lý về các lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;
- Nhận thù lao từ khách hàng;
- Thuê luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, lao động nước ngoài, lao động Việt Nam;
- Nhận người tập sự hành nghề luật sư Việt Nam vào tập sự hành nghề luật sư;
- Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các quyền khác theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
- Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;
- Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng;
- Bồi thường thiệt hại vật chất do lỗi mà luật sư gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
- Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về lao động, kế toán, thống kê và thực hiện nghĩa vụ thuế, tài chính;
- Nhập khẩu phương tiện cần thiết cho hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, công ty Luật nước ngoài được phép thực hiện các công việc trong phạm vi quyền của mình và tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định trên.
4. Hồ sơ đăng ký hoạt động công ty luật nước ngoài
Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có:
- Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở.
Trong thời hạn 10 làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật nước ngoài. Công ty luật nước ngoài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
5. Thủ tục thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
Để thành lập một công ty Luật nước ngoài hợp pháp tại Việt Nam, bạn cần thực hiện thủ tục theo 02 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Bộ Tư pháp
Hồ sơ thành lập công ty luật nước ngoài gồm có:
- Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài;
- Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;
- Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;
- Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại công ty; danh sách luật sư Việt Nam dự kiến làm việc tại công ty kèm theo bản sao Thẻ luật sư;
- Dự thảo Điều lệ công ty luật nước ngoài; hợp đồng liên doanh đối với hình thức liên doanh.
Bước 2: Bộ Tư pháp xem xét hồ sơ và Cấp Giấy phép thành lập công ty
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp giấy phép thành lập, Bộ Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được biết. Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trên đây là hướng dẫn của Công ty Luật Việt Phong về Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.