Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nền kinh tế Việt Nam với thị trường quốc tế. Việc thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nhằm mục đích mở rộng thị trường và tăng trưởng kinh doanh, cung cấp dịch vụ tài chính quốc tế, hỗ trợ hội nhập quốc tế, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế,... Vậy làm sao để Thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam? Để hỗ trợ quý khách hàng một cách kịp thời, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, bài viết dưới đây của công ty Luật Việt Phong sẽ hướng dẫn chi tiết vấn đề trên.

1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2020 quy định: “Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân và là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam”
2. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1: Nộp hồ sơ
Ban trù bị gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được lập theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư số 34/2024/TT-NHNN
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc hoặc yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chưa đầy đủ, hợp lệ.
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ các lý do không chấp thuận.
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban trù bị gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước bổ sung các văn bản quy định tại khoản 14 Điều 14 Thông tư số 56/2024/TT-NHNN
Bước 3: Cấp giấy phép
- Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định.
- Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ các lý do không cấp Giấy phép.
Trên đây là hướng dẫn của Công ty Luật Việt Phong về Hồ sơ công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.