Trong thời đại kinh tế ngày nay, việc mở rộng chi nhánh là một phần phổ biến thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp . Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đối diện với câu hỏi quen thuộc: Chi nhánh công ty ( Chi nhánh) có cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hay không? Chi nhánh có thể khai thuế cùng với tờ khai thuế của trụ sở chính hay không? Trong bài viết dưới đây hãy cùng công ty Luật Việt Phong tìm hiểu về vấn đề này và cung cấp thông tin quan trọng về việc nộp thuế cho chi nhánh công ty
1. Chi nhánh công ty được hiểu như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020: "Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp."
Do đó, chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh hoạt động của chi nhánh có thể lựa chọn hình thức hạch toán gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.
2. Chi nhánh mới thành lập được miễn phí thuế môn bài hay không?

2.1. Căn cứ pháp lý
Theo điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định:
“ Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
a) Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
b) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
c) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.”
Vì vậy, Chi nhánh mới được thành lập không phải nộp thuế môn bài nhưng chỉ với năm đầu hoạt động. Các chi nhánh có thể phải chịu các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có lợi nhuận), thuế thu nhập cá nhân (đối với lương, tiền lương của nhân viên), thuế GTGT (giá trị gia tăng) và các khoản phí, lệ phí khác liên quan đến hoạt động của mình.
2.2 Thuế môn bài ( lệ phí môn bài) chi nhánh công ty cần nộp
Thuế môn bài hay lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Bạn có thể hiểu đơn giản, đây là một khoản tiền doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải đóng hàng năm cho cơ quan quản lý
Mức thu lệ phí môn bài được phân theo bậc và căn cứ theo số vốn điều lệ/vốn đầu tư (đối với doanh nghiệp, tổ chức) hoặc doanh thu/giá trị gia tăng của năm kế trước (đối với cá nhân, hộ kinh doanh)
- Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
+ Nếu chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính.
+ Nếu chi nhánh ở khác tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh
2.3 Quy định mức thu lệ phí môn bài như sau:
Căn cứ theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP
Đối đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:
+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
3. Thuế GTGT chi nhánh công ty cần nộp
.jpg)
Thông tư 80/2021/TT-BTC tại điểm d Khoản 3 Điều 13 quy định về nộp thuế GTGT:
“ Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.”
Căn cứ theo quy định trên:
- Kê khai và nộp thuế GTGT tại chi nhánh, nếu thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:
+ Chi nhánh hạch toán độc lập,
+ Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính:
- Kê khai và nộp thuế GTGT tại trụ sở chính, nếu thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:
+ Chi nhánh hạch toán phụ thuộc,
+ Không phát sinh doanh thu, hoặc
+ Cùng tỉnh với trụ sở chính
Trường hợp chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng
4.Thuế TNDN chi nhánh công ty cần nộp

Thông tư 80/2021/TT-BTC tại điểm c khoản 3 Điều 17 quy định về nộp thuế TNDN như sau:
“ Người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu số 03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với cơ sở sản xuất theo mẫu số 03-8/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
Riêng hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì người nộp thuế khai quyết toán thuế theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này và nộp tại cơ quan thuế nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.”
Căn cứ theo quy định trên:
- Chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp chi nhánh.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, trụ sở chính nộp hồ sơ khai thuế cả phần thu nhập tại chi nhánh
5. Thuế xuất nhập khẩu ( nếu có hoạt động XNK)

Tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế như sau:
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
+ Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật
Vì vậy, đối chiếu quy định trên thì người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế trong đó bao gồm Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp. Như vậy, thấy rằng khi được doanh nghiệp ủy quyền thì Chi nhánh của doanh nghiệp mới được nộp thuế
6. Thuế bảo vệ môi trường và Thuế tài nguyên ( nếu kinh doanh hàng há phải chịu thuế này)
Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế áp dụng theo hình thức tuyệt đối. Nghĩa là đối với một hàng hóa, mức thuế sẽ được ấn định trên đối tượng chịu thuế. Các chi nhánh sản xuất, kinh doanh có những hoạt động thuộc nhóm như: xăng dầu, than đá, dung dịch HCFC, túi nilong, thuốc sâu… thì phải kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường
Số thuế BVMT cần nộp = Số lượng hàng hóa chịu thuế x Mức thuế tuyệt đối trên đơn vị hàng hóa
Thuế BVMT là một dạng thuế trực thuộc áp dụng cho các mặt hàng sản xuất và kinh doanh như xăng dầu, bọc, nhựa, than đá, thuốc trừ sâu… ngành nghề này có tiềm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Việc thực hiện đúng quy trình khai thuế, tính thuế và nộp thuế BVMT là rất quan trọng để đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà công ty Luật Việt Phong chia sẻ đến bạn đọc về những loại thuế chi nhánh công ty phải nộp theo quy định của cơ quan Chính phủ ban hành. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu về đối tượng chịu thuế cũng như cách xác định các loại thuế chi nhánh công ty cần phải nộp. Nếu còn thắc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.