Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thị trường, quảng cáo không chỉ đóng vai trò quảng bá sản phẩm mà còn là phương tiện để doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi loại quảng cáo đều có thể tự do triển khai. Đối với các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng, việc xin giấy phép quảng cáo là điều bắt buộc. Việc hiểu rõ những trường hợp nào cần phải thực hiện thủ tục này sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật và tránh những rủi ro không đáng có.
1. Giấy phép quảng cáo là gì?
Giấy phép quảng cáo là một loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ quảng cáo. Trong đó, giấy phép quảng cáo thể hiện sự hợp pháp của hoạt động quảng cáo và nội dung quảng cáo cụ thể cho từng sản phẩm/dịch vụ của nhà sản xuất, phân phối, cung ứng.
2. Các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay
Các cá nhân, doanh nghiệp có thể chọn một trong các phương tiện dưới đây để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình:
-
Trên báo chí, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác;
-
Trên các sản phẩm in, thiết bị công nghệ;
-
Bảng quảng cáo, băng rôn, màn hình, hộp đèn, biển hiệu;
-
Trong chương trình văn hóa, thể thao, hội thảo, triển lãm, sự kiện;
-
Đoàn người thực hiện việc quảng cáo;
-
Loa phóng thanh.
3. Các trường hợp phải xin phép giấy quảng cáo
Việc xin giấy phép quảng cáo là thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân có ý định xây dựng và triển khai hoạt động quảng cáp của m
-
Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Tức là để quảng cáo cho những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thì phải có các tài liệu chứng minh cho nhưng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mình là hợp chuẩn, hợp quy. Nếu không có tài liệu chứng mình thì việc quảng cáo là không được phép.
-
Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
-
Đối với những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện như:
+ Quảng cáo thuốc thì phải có các nội dung như sau: Tên thuốc theo quyết định cấp sổ đăng ký lưu hành tại Việt Nam; tên hoạt chất của thuốc, thuốc tân dược dùng tên theo danh pháp quốc tế; Thuốc có nguồn gốc dược liệu dùng tên theo tiếng việt, trường hợp tên dược liệu ở Việt Nam chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên la tinh; Chỉ định của thuốc; chống chỉ định hoặc khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; Khuyến cáo "đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng".
+ Quảng cáo thuốc trên báo hình, báo nói phải đọc rõ nội dung. Nếu thành phần thuốc có từ 03 hoạt chất trở lên thì tuỳ từng thời lượng phát sáng, có thể đọc tên hoạt chất chính hoặc đọc tên chung các vitamin, khoáng chất, dược liệu.
+ Các chỉ định không được đưa vào quảng cáo thuốc bao gồm: Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong, bệnh lây qua đường tình dục, điều trị chứng mất ngủ kinh niên, các chỉ định mang tính kích dục; chỉ định điều trị ung thư, bệnh khối u; Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hoá tương tự khác.
- Quảng cáo mỹ phẩm phải có những nội dung như: Tên mỹ phẩm, tính năng, công dụng của mỹ phẩm; Không đươc quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
- Quảng cáo hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hàng do Bộ y tế cấp;
- Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; Đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
- Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định;
- Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
- Quảng cáp thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm định dịch thực vật do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp.
- Quảng cáo thuốc thú ý, vật tư thú ý phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
- Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.