Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Posted on Xin giấy phép con 1200 lượt xem
Cùng với nhu cầu giao lưu văn hoá, chính trị, xã hội giữa các vùng miền, việc vận tải bằng ô tô ngày càng phát triển. Nắm được nhu cầu đi lại của khách hàng, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã quyết định đầu tư vốn vào việc kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Tuy nhiên, để việc đầu tư kinh doanh được đi vào hoạt động trên thực tế, cá nhân, tổ chức đó phải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trong khuôn khổ bài viết này, Luật Việt Phong sẽ cung cấp thông tin về dịch vụ của công ty chúng tôi về xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, hỗ trợ quý khách nhanh chóng bước chân vào thị trường kinh tế đầy tiềm năng này.

1. Điều kiện để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?

Để được thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, quý khách phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
- Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh:
Phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên;
Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình;
- Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề; 
Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);
Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
- Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
- Nơi đỗ xe: phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.
- Về tổ chức, quản lý:
Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
Bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);
Vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;
Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
Ngoài ra, với mỗi loại hình vận tải, đơn vị kinh doanh phải thoả mãn thêm một số điều kiện riêng khác.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Một bộ hồ sơ chỉ được coi là đầy đủ và được thông qua khi có đầy đủ những loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 63/2014/TT-BGTVT;
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
- Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
- Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ);
- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

3. Luật Việt Phong thực hiện việc xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô như thế nào?

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý, kiểm tra tính hợp pháp các yêu cầu của khách hàng về cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Luật Việt Phong cần quý khách cung cấp duy nhất Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải.
Ngoài ra, Luật Việt Phong cũng yêu cầu quý khách cung cấp một số thông tin sau cho việc công ty chúng tôi lấy làm căn cứ để soạn thảo những giấy tờ liên quan cho hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô: loại hình vận tải muốn cấp phép; phạm vi hoạt động, số lượng, chất lượng hoạt động; chế độ bảo dưỡng, nơi đỗ xe, giá cước…
Bước 2: Tiến hành soạn thảo hợp đồng cũng như hồ sơ, giấy tờ liên quan chuyển tới cho khách hàng ký kết.
Bước 3: Thay khách hàng nộp hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Giao thông vận tải tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã đặt trụ sở chính. Đồng thời, theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ để tiến hành những sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Bước 4: Trả kết quả tới tay khách hàng
Chỉ sau 05 ngày làm việc, quý khách đã có thể nắm giữ cho mình Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô cũng như quyết định phê duyệt phương án kinh doanh, chính thức đưa doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã của mình đi vào hoạt động thương mại- dịch vụ sinh lời trên thực tế. 

4. Quý khách nhận được những gì từ việc sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô của Luật Việt Phong?

- Được làm việc với đội ngũ luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, đảm bảo việc thực hiện dịch vụ hiệu quả, linh hoạt, uy tín.
- Nhận được kết quả một cách nhanh chóng nhất, đảm bảo thời gian hoạt động kinh doanh sớm nhất.
- Tiết kiệm thời gian, công sức, không cần đi lại cũng như bỏ thời gian ra làm hồ sơ xin cấp phép, tất cả đã do chuyên viên của chúng tôi đại diện quý khách soạn thảo và giao nộp.
- Được tư vấn hoàn toàn miễn phí về việc cấp phép và những vấn đề liên quan từ khi hình thành nhu cầu cho tới sau khi nhận được giấy phép kinh doanh.
- Được cung cấp hệ thống văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí, 24/7.
 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề