Cấp phép hoạt động bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ

Posted on Xin giấy phép con 1079 lượt xem
Cùng với nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao, rất nhiều cá nhân đã tìm đến những bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện nhan sắc. Chính điều đó đã làm bùng nổ nhu cầu thành lập bệnh viên chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ của nhiều cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, để chính thức đi vào hoạt động, bệnh viện đó phải được cấp phép hoạt động bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ. Nhận thức được nhu cầu của quý khách hàng, Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ cấp phép hoạt động bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo bệnh viện nhanh chóng đi vào hoạt động chính thức.

1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động của bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ

- Quy mô bệnh viện: Phải có ít nhất 20 giường bệnh; 
- Cơ sở vật chất:
Được thiết kế, xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365:2007. Riêng đối với các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc, khoa phẫu thuật, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm thì việc thiết kế, xây dựng phải thực hiện đúng các quy định tại các Quyết định số 32, 33, 34/2005/QĐ-BYT và số 35/2005/QĐ-BYT;
Trường hợp bệnh viện được xây dựng trên địa bàn quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương mà không bảo đảm diện tích đất xây dựng theo quy định của Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365:2007 thì có thể được thiết kế, xây dựng theo hình thức nhà hợp khối, cao tầng nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
Bố trí các khoa, phòng, hành lang bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện; bảo đảm điều kiện vô trùng và các điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
Bảo đảm diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt ít nhất 10 m. Đối với các bệnh viện đã hoạt động trước ngày 01/01/2012 được phép tiếp tục hoạt động nhưng phải đáp ứng điều kiện quy định về chiều rộng mặt trước của bệnh viện chậm nhất vào ngày 01/01/2016.
Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
- Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà bệnh viện đăng ký;
Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, bệnh viện phải có hợp đồng với cơ sở có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện.
- Tổ chức:
Có ít nhất một khoa lâm sàng phù hợp đối với bệnh viện chuyên khoa;
Khoa khám bệnh (gồm có nơi tiếp đón người bệnh, buồng cấp cứu - lưu bệnh, buồng khám, buồng tiểu phẫu);
Khoa cận lâm sàng: Có ít nhất hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. 
Khoa dược;
Các khoa, phòng chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.
Có các phòng chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, điều dưỡng, tài chính kế toán.
- Nhân sự:
Số lượng nhân viên hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số nhân viên hành nghề trong khoa;
Định mức biên chế, tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Mục II Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT;
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện phải đáp ứng các điều kiện sau: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà bệnh viện đăng ký hoạt động; Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện phải được thể hiện bằng văn bản; Là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện.
Trưởng khoa lâm sàng phải đáp ứng các điều kiện sau: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó; Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh tại chuyên khoa đó ít nhất là 36 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm trưởng khoa phải được thể hiện bằng văn bản; Là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện;
Trưởng khoa khác phải đáp ứng các điều kiện sau: Tốt nghiệp đại học và có thời gian làm việc tại chuyên khoa đó ít nhất là 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm trưởng khoa. Việc phân công, bổ nhiệm trưởng khoa phải được thể hiện bằng văn bản; Là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện;
Trưởng khoa dược là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện và phải đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 22/2011/TT-BYT;
Phẫu thuật viên phải đáp ứng các điều kiện sau: Là bác sỹ chuyên khoa ngoại hoặc bác sỹ đa khoa có chứng nhận đào tạo chuyên khoa ngoại của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trở lên hoặc trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc tại Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến thuộc các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế. Trường hợp được đào tạo ở nước ngoài, phẫu thuật viên phải có chứng nhận chuyên khoa; Có văn bản cho phép thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa của người đứng đầu bệnh viện theo đề nghị của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện;
Các đối tượng khác làm việc trong bệnh viện nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải được thể hiện bằng văn bản và phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
- Phạm vi hoạt động chuyên môn: Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 41/2015/TT-BYT;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của bệnh viện;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 41/2015/TT-BYT;
- Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư 41/2011/TT-BYT;
- Điều lệ và tổ chức hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;
- Bản sao có chứng thực hợp đồng với công ty dịch vụ hàng không để vận chuyển người bệnh đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu;
- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

3. Trình tự thực hiện việc cấp phép hoạt động bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ do Luật Việt Phong cung cấp

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý, kiểm tra tính hợp pháp các yêu cầu của khách hàng về cấp phép hoạt động bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
Bước 2: Tiến hành soạn thảo hợp đồng cũng như hồ sơ, giấy tờ liên quan chuyển tới cho khách hàng ký kết. Hồ sơ được chi tiết tại mục 2.
Bước 3: Thay khách hàng nộp hồ sơ tại Sở Y tế (Bệnh viện tư nhân) hoặc Bộ y tế đối với các loại hình còn lại. Đồng thời, theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ để tiến hành những sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh gửi cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 90 ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động cho bệnh viện; 
Bước 4: Trả kết quả tới tay khách hàng

4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong

- Nhận được sự tư vấn tận tình, chuyên nghiệp từ phía đội ngũ luật sư, chuyên viên đối với nhu cầu giấy phép hoạt động bệnh viện chuyên khoa.
- Nhanh chóng nhận được thành quả công việc mà hạn chế một cách tối đa thời gian, công sức cho việc xin cấp phép, mọi hồ sơ, thủ tục đều do chuyên viên của chúng tôi soạn thảo và đại diện khách hàng thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cung cấp hệ thống văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí.

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề