Điều kiện thành lập chi nhánh của công ty

Posted on 115 lượt xem

Thành lập chi nhánh công ty là một trong những lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khi muốn quảng bá hình ảnh thương hiệu, mở rộng các hoạt động kinh doanh...Vậy thành lập công ty chi nhánh cần những gì và thủ tục mở chi nhánh công ty ra sao? Trong bài viết này, Công ty Luật Việt Phong sẽ đưa ra định hướng hữu ích cho bạn và những kinh nghiệm về việc mở chi nhánh công ty.

1. Thành lập chi nhánh công ty là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 chi nhánh công ty là:

- Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, đảm nhận nhiệm vụ triển khai một phần hoặc toàn bộ các chức năng của công ty (bao gồm chức năng đại diện theo ủy quyền);

- Có quyền thực hiện các hoạt động nhằm mang lại doanh thu riêng, nhưng phải đảm bảo dựa trên danh sách ngành nghề mà công ty đã đăng ký kinh doanh

2. Căn cứ pháp lý quy định về thành lập chi nhánh công ty

Theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp/công ty có quyền thành lập chi nhánh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với công ty mẹ (trụ sở chính).

Để thành lập chi nhánh, công ty cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:

- Công ty thành lập chi nhánh phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Tên chi nhánh được lập từ các chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;

- Tên chi nhánh phải bao gồm “tên công ty” cộng với cụm từ “chi nhánh”;

- Địa chỉ chi nhánh không được đặt tại chung cư, nhà tập thể;

- Chi nhánh chỉ được phép đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký trước 

3. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

Chi nhánh công ty được phân làm 2 loại: chi nhánh công ty trong nước và chi nhánh của thương nhân nước ngoài. Điều kiện thành lập của mỗi chi nhánh này là hoàn toàn khác nhau, dưới đây là điều kiện thành lập chi nhánh với từng loại:

3.1 Điều kiện thành lập chi nhánh 

Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh và có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính

Văn phòng làm việc, kho, cửa hàng, xưởng sản xuất, cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm phòng giao dịch đều có thể đăng ký dưới dạng chi nhánh.

Trường hợp trụ sở công ty này phát sinh hoạt động kinh doanh như: Văn phòng đại diện, kho, cửa hàng, xưởng sản xuất, cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tỉnh khác bắt buộc thành lập chi nhánh.

3.2 Điều kiện thành lập chi nhánh (công ty trong nước)

- Điều kiện về đặt tên chi nhánh: 

Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tên của chi nhánh. Trong đó, tên chi nhánh phải đáp ứng các điều kiện về tên nêu tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp về việc tên trùng, tên gây nhầm nhẫn khi đặt tên doanh nghiệp:

Không được đặt tên trùng (viết hoàn toàn giống) với tên tiếng Việt của công ty khác đã được đăng ký.

Tên chi nhánh phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W chữ số và các ký hiệu

Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” 

Ví dụ: Chi nhánh doanh nghiệp tư nhân Phúc An Chi nhánh Công ty TNHH Phúc An

- Điều kiện về địa chỉ đặt chi nhánh:

Địa chỉ đặt chi nhánh không được là chung cư, đối với một số tỉnh còn quy định phải có số nhà hoặc không nằm trong khu vực quy hoạch của địa phương

- Điều kiện ngành nghề kinh doanh của chi nhánh 

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 khẳng định:

“ Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp” 

Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh ghi theo ngành nghề kinh doanh của đơn vị chủ quân, tuy nhiên cũng cần tham khảo quy hoạch của địa phương ( nơi đặt chi nhánh) xem những ngành nghề kinh doanh đó có được hoạt động tại địa điểm chi nhánh hay không để gh các câu ràng buộc theo quy định 

- Điều kiện của người đứng đầu chi nhánh

Người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp không yêu cầu phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp dự định đặt chi nhánh. Người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp cũng đồng thời có thể là người đứng đầu chi nhánh

Người đứng đầu chi nhánh không được là người đã đứng đầu của chi nhánh hoặc là người đại diện của những doanh nghiệp khác, đang bị khóa mã số thuế ( thuộc diện doanh nghiệp chưa hoàn tất giải thể hay bỏ trốn) 

3.3 Điều kiện thành lập chi nhánh ( thương nhân nước ngoài tại Việt Nam)

Theo Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

- Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;

- Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Nếu Quý khách có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung về Điều kiện thành lập chi nhánh công ty hãy kết nối với luật sư của Luật Việt Phong để được hỗ trợ và tư vấn. 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Có 1 Đánh giá

  1. cODsoQHh

    1

Bài viết cùng chủ đề