Thủ tục mở văn phòng đại diện khác tỉnh

Posted on 114 lượt xem

Việc mở văn phòng đại diện khác tỉnh là phương án tối ưu của doanh nghiệp khi muốn đặt địa chỉ công ty để dễ dàng liên lạc, quảng bá hình ảnh, mở rộng mạng lưới kinh doanh…  giúp dễ dàng tiếp cận với đối tác, tham gia sâu vào thị trường doanh nghiệp. Điều này giúp cho doanh nghiệp tăng độ uy tín đến những khách hàng muốn tìm hiểu đến. Hãy cùng tìm hiểu về Thủ tục mở văn phòng đại diện khác tỉnh cùng Luật Việt Phong thông qua bài viết dưới đây.

1. Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại tỉnh khác có được hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020, văn phòng đại diện được quy định như sau:

"Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp."

Việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp được quy định tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

"Điều 45. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh

1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

2. Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện..."

=> Tóm lại, doanh nghiệp được quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Do đó, trường hợp doanh nghiệp bạn muốn thành lập văn phòng đại diện ở tỉnh khác so với nơi đặt trụ sở doanh nghiệp thì vẫn có thể thực hiện được, pháp luật không cấm doanh nghiệp thực hiện hoạt động này.

2. Một công ty được thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện khác tỉnh?

Đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp được quy định tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính”

=> Vì vậy, công ty có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một hoặc nhiều địa phương khác nhau, không giới hạn về chi nhánh, văn phòng theo địa giới hành chính. Tuy nhiên trong quá trình thành lập cần lưu ý về các điều kiện và cách thức hoàn thành hồ sơ để quý doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh thuận lợi và thành công

3. Đặc điểm của văn phòng đại diện

Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện và con dấu riêng để phục vụ các hoạt động trong nội bộ của văn phòng đại diện;

Không phát sinh nghĩa vụ thuế độc lập. Tuy nhiên vẫn phải kê khai thuế TNCN, kê khai hồ sơ bảo hiểm cho nhân viên làm việc tại Văn phòng

Không được trực tiếp kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự ủy quyền của công ty mẹ và đóng dấu của công ty;

4. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

- Thông báo lập văn phòng đại diện;

- Quyết định của Hội đồng thành viên/ Chủ sở hữu công ty/ Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;

- Bản sao Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;

- Giấy chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện;

- Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN

5. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện khác Tỉnh

- Thẩm quyền thực hiện đăng ký thành lập văn phòng đại diện: Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt văn phòng đại diện, mà không phải Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính như khi thành lập văn phòng đại diện cùng tỉnh với công ty mẹ;

- Cách thức nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền hoặc nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

- Thời gian làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp

Lưu ý: Đối với văn phòng đại diện được đặt tại nước ngoài: trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký, kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện để bổ sung thông tin về  văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

6. Hướng dẫn thủ tục thành lập văn phòng đại diện khác Tỉnh

Bước 1: Kiểm tra thông tin về văn phòng đại diện

-Thông tin về địa chỉ văn phòng đại diện;

- Thông tin cá nhân của người đứng đầu: Họ tên; Ngày sinh; Dân tộc; Quốc tịch; CMND/CCCD/Hộ chiếu số, ngày cấp, nơi cấp; Địa chỉ thường trú và liên lạc; Số điện thoại, email. Trường hợp người đứng đầu văn phòng đại diện là người nước ngoài thì hộ chiếu phải được công chứng cả quyển và dịch công chứng trang có thông tin cá nhân của người đứng đầu;

- Tên văn phòng đại diện, tên riêng (nếu có). Nội dung hoạt động. Số lượng thành viên

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ 

- Thông báo thành lập văn phòng đại diện;

- Biên bản họp, quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng thành viên với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh;

- Quyết định của chủ sở hữu công ty công ty TNHH 1 thành viên;

- Biên bản họp, quyết định Hội đồng quản trị với công ty cổ phần;

- Bản sao giấy tờ pháp lý: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện;

- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ thành lập;

- Bản sao giấy tờ pháp lý: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của người nộp hồ sơ.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện khác tỉnh 

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp;

- Đối với doanh nghiệp lập văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi, mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Việt Phong để được tư vấn. Xin chân thành cảm ơn

 

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Có 2 Đánh giá

  1. Lưu Ly

    Tham khảo công Ty Nước Ngoài Mở Văn Phòng Đại Diện Tại Việt Nam tại đây: https://luatduongtri.vn/cong-ty-nuoc-ngoai-mo-van-phong-dai-dien/ này bạn!
  2. Nham Hua

    Điều kiện mở văn phòng đại diện là gì ạ

Bài viết cùng chủ đề