Trích lục bản đồ địa chính hết bao nhiêu tiền?

Posted on 86 lượt xem

Lệ phí trích lục bản đồ địa chính là một khoản lệ phí, một khoản tiền mà một cá nhân hoặc tổ chức nào đó phải trả cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cung cấp nhận về một bản sao hoặc trích lục bản đồ địa chính. Ở mỗi tỉnh thành lại có giá trích lục bản đồ địa chính khác nhau và tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Hãy cùng tìm hiểu về "Trích lục bản đồ địa chính hết bao nhiêu tiền?" thông qua bài viết dưới đây của Luật Việt Phong.

1. Nội dung của bản đồ địa chính

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về nội dung và hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính như sau:

"Điều 4. Nội dung và hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính

1. Nội dung chính của bản đồ địa chính gồm:

a) Thửa đất: Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;

b) Các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính bao gồm: Khung bản đồ; điểm khống chế tọa độ, độ cao; mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp; các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; nhà ở và công trình xây dựng khác; địa vật, công trình có ý nghĩa định hướng cao; mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật; ghi chú thuyết minh; dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có)."

Theo đó, nội dung chính của bản đồ địa chính gồm:

- Thửa đất: Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;

- Các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính bao gồm:

+ Khung bản đồ;

+ Điểm khống chế tọa độ, độ cao;

+ Mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp;

+ Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;

+ Nhà ở và công trình xây dựng khác;

+ Địa vật, công trình có ý nghĩa định hướng cao;

+ Mốc giới quy hoạch;

+ Chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật;

+ Ghi chú thuyết minh;

+ Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có).

2. Lệ phí trích lục bản đồ địa chính

Phí khai thác, sử dụng thông tin đất đai do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Dưới đây là mức phí cụ thể của từng tỉnh, thành trong cả nước.

Dưới đây là lệ phí trích lục bản đồ địa chính của một số địa phương. 

2.1. Hà Nội

Căn cứ: Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND

Mức thu phí (không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ tài liệu)

- Tổ chức: 300.000 đồng/hồ sơ/lần.

- Hộ gia đình, cá nhân: 150.000 đồng/hồ sơ/lần.

2.2. Bắc Giang

Căn cứ: Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND

Mức thu:

- Bản sao tài liệu khổ A4: 10.000 đồng/tờ.

- Bản sao tài liệu khổ A3: 20.000 đồng/tờ.

- Bản sao tài liệu khổ A2: 50.000 đồng/tờ.

- Bản sao tài liệu khổ A1: 100.000 đồng/tờ.

- Bản sao tài liệu khổ A0: 150.000 đồng/tờ.

Tổng số tiền thu không được vượt quá 300.000 đồng/hồ sơ, không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp.

2.3. Hưng Yên

Căn cứ: Nghị quyết 292/2020/NQ-HĐND

- Mức thu: 100.000 đồng/hồ sơ (không bao gồm chi phí in ấn, phô tô tài liệu).

- Đối tượng được miễn: Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng.

2.4. Nam Định

Căn cứ: Nghị quyết 49/2017/NQ-HĐND

Mức nộp:

- Tổ chức: Khai thác, sử dụng 01 hồ sơ: 300.000 đồng.

- Hộ gia đình, cá nhân: Khai thác, sử dụng 01 hồ sơ hoặc tài liệu: 200.000 đồng.

2.5. Thanh Hoá

Căn cứ: Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND

Mức thu: 300.000 đồng/hồ sơ, không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Trích lục bản đồ địa chính hết bao nhiêu tiền?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề