Hồ sơ thay đổi ngành nghề công ty

Trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp thường có nhu cầu thay đổi ngành nghề kinh doanh để thích ứng với thị trường, mở rộng quy mô hoặc đơn giản chỉ là để tối ưu hóa lợi nhuận. Việc thay đổi nghề kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục hành chính, trong đó hồ sơ thay đổi nghề đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc thay đổi nghề, cũng như những thủ tục và hồ sơ cần thiết để hoàn thành quá trình này.

Thay Đổi Bổ Sung Ngành Nghề Trong Giấy Chứng Nhận Đầu Tư

1. Thay đổi ngành nghề kinh doanh là gì?

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là việc một doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính để điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ một số ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trước đó. Nói cách khác, đây là quá trình doanh nghiệp điều chỉnh lĩnh vực hoạt động của mình để phù hợp với mục tiêu kinh doanh mới hoặc đáp ứng những thay đổi của thị trường.

Doanh nghiệp cần thay đổi ngành nghề kinh doanh nhằm thích ứng với thị trường, duy trì khả năng cạnh tranh; mở rộng quy mô để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để tăng doanh thu; tối ưu hóa lợi nhuận (chuyển sang một ngành nghề có lợi nhuận cao hơn hoặc loại bỏ những ngành nghề kém hiệu quả); ngoài ra, một số doanh nghiệp phải thay đổi ngành nghề để tuân thủ các quy định mới của pháp luật.

2. Hồ sơ thay đổi ngành nghề công ty

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người đại diện theo công ty pháp luật (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp về thay đổi ngành, nghề kinh doanh:

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh: Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên.

+ Đối với công ty cổ phần: Quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

+ Đối với công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty.

  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (mẫu Phụ lục II-14 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Văn bản ủy quyền cho người/ tổ chức khác nộp hồ sơ (nếu có).
  • Bản sao công chứng một trong các giấy tờ cá nhân (còn hiệu lực) của người nộp hồ sơ:

+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam.

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài.

3. Trình tự, thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

Bước 1: Tra cứu mã ngành, nghề kinh doanh muốn bổ sung

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 4: Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ

Bước  5: Nhận giấy xác nhận thay đổi ngành nghề                                       

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Hồ sơ thay đổi ngành nghề công ty. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề