Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.

1. Mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu
Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2025. Để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nắm rõ quy trình cần thiết để bảo vệ hồ sơ và các bước để tiến hành làm mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu chính xác và có độ chính xác cao
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất là mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất là mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
2. Chi phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu

Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 31/2020/TT-BTC quy định về phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu hiện nay như sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
3.Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở đâu?
Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bản giấy thông qua bưu điện hoặc tới trực tiếp tại Trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, bạn có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ
4. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:
"Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm."
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
Trường hợp hết hạn thì có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp và mỗi lần gia hạn là mười năm.
5. Cần làm gì để nhãn hiệu được bảo hộ nhanh, hiệu quả?
Gửi văn bản cho Cục Sở hữu trí tuệ
Cá nhân, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao tình hình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp quá thời gian thẩm định theo quy định pháp luật, cá nhân, doanh nghiệp cần có các văn bản thúc giục, yêu cầu phản hồi từ Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu được đăng ký.
Làm việc trực tiếp với Cục Sở hữu trí tuệ
Gọi điện, làm việc trực tiếp với chuyên viên tại Cục để nắm rõ tình hình của đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp nhằm đảm bảo bổ sung, sửa đổi kịp thời theo yêu cầu.
Trên đây là một số nội dung cập nhật liên quan đến mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu năm 2025. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Luật Việt Phong để được hỗ trợ tốt nhất.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.