Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ thú cưng không chỉ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, mà còn giúp tạo dựng và khẳng định sự khác biệt trên thị trường cạnh tranh. Việc sở hữu nhãn hiệu độc quyền sẽ đảm bảo rằng thương hiệu của bạn không bị sao chép, đồng thời tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng khi lựa chọn dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm sóc thú cưng. Hãy cùng Công ty Luật Việt Phong tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ thú cưng
Theo định nghĩa pháp lý tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Theo Bảng phân loại Nice phiên bản 12-2024 được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, cần phải xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đi kèm. Nhóm sản phẩm dịch vụ thường được đăng ký cho dịch vụ thú cưng gồm:
Nhóm 44: Dịch vụ trợ giúp y tế; phòng chữa bệnh; trợ giúp về thú y; chăm sóc sức khỏe; chải lông cho súc vật; dịch vụ nhân giống thú nuôi; dịch vụ chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho động vật nuôi làm cảnh, dịch vụ thú y;
Nhóm 35: Mua bán vật nuôi trong nhà (Chó, mèo); Quảng cáo, quản lý các hoạt động kinh doanh thương mại, mua bán, xuất nhập khẩu, trưng bày và giới thiệu sản phẩm thức ăn cho động vật, thức ăn cho thú cưng, chế phẩm để vỗ béo vật nuôi, thức ăn nhai cho động vật, cát thơm [lót ổ] dùng cho vật nuôi trong nhà, cát cho nhà vệ sinh của vật nuôi trong nhà, quần áo cho thú cưng, phụ kiện cho thú cưng (dây dắt, vòng cổ, chuông đeo cổ, yếm, khớp mỏ, thẻ tên thú cưng), đồ chơi cho thú cưng, dụng cụ ăn uống (tô, bát, khay, bình), chuồng cho thú cưng, nệm (đệm), lồng vận chuyển cho thú cưng, ba lô, túi xách, mỹ phẩm dành cho thú cưng, thú cưng (chó, mèo).
Nhóm 43: Dịch vụ cung cấp chỗ ở tạm thời (khách sạn) cho động vật; cung cấp nơi nhốt giữ động vật
2. Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ thú cưng
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Việc đăng ký nhãn hiệu thú cưng giúp bảo vệ quyền sở hữu độc quyền đối với tên gọi, logo, và hình ảnh thương hiệu, ngăn chặn việc sao chép hay làm giả.Khi thương hiệu đã được đăng ký, chủ sở hữu có quyền khởi kiện những hành vi vi phạm thương hiệu và đòi bồi thường thiệt hại. Điều này giúp tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và đảm bảo quyền lợi của người sở hữu thương hiệu.
- Phát triển và quảng cáo thương hiệu: Một nhãn hiệu đã đăng ký sẽ là tài sản quý giá cho doanh nghiệp, giúp bạn dễ dàng mở rộng thị trường, hợp tác với đối tác và bảo vệ quyền lợi khi phát triển các dịch vụ mới.Khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra và tìm kiếm cửa hàng thú cưng đó, góp phần tăng cường lòng tin và sự tín nhiệm từ phía khách hàng.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Khi một thương hiệu đã được đăng ký và bảo hộ, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết và tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng. Điều này giúp tránh mua phải hàng giả, hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng trên thị trường. Nhãn hiệu đã được đăng ký giúp tăng cường sự nhận diện thương hiệu và tạo dựng niềm tin đối với khách hàng, khi họ biết rằng dịch vụ của bạn được bảo vệ và cam kết chất lượng.
- Mở rộng phát triển mặt kinh tế: Nhãn hiệu được đăng ký có thể là nền tảng để bạn cấp phép hoặc nhượng quyền kinh doanh, mở rộng mạng lưới dịch vụ thú cưng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
3. Trình tự đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ thú cưng
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp.
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Bước 2: Thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
Thẩm định hình thức: 01 tháng
Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn
Bước 3: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.
Bước 4: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
4. Lưu ý cần biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thú cưng
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để trở thành chủ sở hữu hợp pháp một hoặc nhiều nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó chưa có người đăng ký.
Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ không được trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước.
Địa chỉ đăng ký nhãn hiệu độc quyền nên là địa chỉ cố định và có thể nhận được hồ sơ do bên Cục Sở hữu Trí tuệ cung cấp để tránh trường hợp thất lạc (các quyết định, thông báo của Cục đều gửi về theo đường bưu điện dù bạn nộp đơn qua mạng hay trực tiếp).
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ thú cưng. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.