Nộp đơn đăng ký sáng chế ở đâu?

Khi bạn có một ý tưởng mới và độc đáo, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn trở nên rất quan trọng. Để đảm bảo rằng phát minh của bạn được công nhận và bảo vệ hợp pháp, việc nộp đơn đăng ký sáng chế là một bước cần thiết. Vậy, bạn nên nộp đơn đăng ký sáng chế ở đâu? Dưới đây là những thông tin quan trọng về các cơ quan và tổ chức nơi bạn có thể thực hiện quy trình này.

Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích ...

1. Sáng chế là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 12 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Theo Cục sở hữu trí tuệ, giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.

2. Điều kiện để được bảo hộ

Theo khoản 1 điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ quy định điều kiện bảo hộ đối với sáng chế như sau:

“1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp”

3. Thủ tục nộp đơn đăng ký bằng sáng chế

Theo Quyết định 3038/QĐ-BKHCN trình tự thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế mới nhất như sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký sáng chế đến Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn). Đơn đăng ký sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

+ Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên;

+ Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;

+ Đơn đăng ký sáng chế mật không được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

+ Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế được thể hiện bằng văn bản làm theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 65/2023/NĐ-CP hoặc được thể hiện trong tờ khai đơn đăng ký sáng chế (nếu yêu cầu đó được đưa ra ngay khi nộp đơn);
+ Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;

+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ nêu tại Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ hoặc đáp ứng điều kiện bảo hộ nhưng đơn còn có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, lý do từ chối hoặc thiếu sót của đơn, có thể hướng dẫn việc sửa đổi phạm vi (khối lượng) bảo hộ và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến.

Bước 6: Công bố, đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ

+ Quyết định cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định;

+ Văn bằng bảo hộ sáng chế mật không được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Vậy nơi nộp hồ sơ đăng ký bằng sáng chế là Cục sở hữu trí tuệ (Hà Nội) hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và TP.HCM. Phương thức nộp là trực tiếp hoặc gửi qau đường bưu điện.

Trên đây là tư vấn của  Công ty Luật Việt Phong về câu hỏi “nộp đơn đăng ký sáng chế ở đâu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề