Tính mới của sáng chế

Tính mới là một trong những đặc trưng của sáng chế, là yếu tố tiên quyết để một sáng chế được cấp bằng bảo hộ.

Đổi mới cách tiếp cận về sở hữu trí tuệ để tạo động lực đổi mới sáng tạo -  cmtsi.thuathienhue.gov.vn

1. Tính mới của sáng chế

Căn cứ theo điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định về tính mới của sáng chế như sau:

"Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;

b) Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó."

Theo đó, tính mới của sáng chế là một trong những điều kiện bắt buộc khi cấp Băng độc quyền sáng chế.

2. Quy định về tính mới

2.1. Sáng chế chưa bị bộc lộ công khai

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định tại khoản 2 điều 60: Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

Quy định này nhằm mục đích đảm bảo tính mới của sáng chế, tức là sáng chế đó không được trùng lặp với những giải pháp kỹ thuật đã được cấp Bằng độc quyền hoặc đã được nộp đơn đăng ký.

2.2. Ngoại lệ không được coi là mất tính mới của sáng chế

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sáng chế đã bị bộc lộ. công khai vẫn không bị coi là mất tính mới, được xem xét cấp Bằng độc quyền sáng chế quy định tại khoản 2, 3 và 4 của Điều 60 Luật Sở hữu trí Tuệ 2005, và điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2022):

  • Chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó. Những người biết về sáng chế đó có thể là những người cùng tham gia vào quá trình tạp ra sáng chế hoặc những người cung cấp nguyên liệu, vật liệu để tạo ra sáng chế hay là những nhà đầu tư.
  • Người có quyền đăng ký hoặc thông qua người được quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí cho biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều kiện ở đây là đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bộ lộ.
  • Sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp/văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do xơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Tóm lại, để xác định một sáng chế có tính mới hay không thì cần phải đối chiếu trên thực tế. Không chỉ đối chiếu trong phạm vi những đăng ký sáng chế, văn bằng bảo hộ trong nước và nước ngoài mà còn phải tra cứu ở cả những công trình khoa học, tài liệu nghiên cứu thuộc các lĩnh vực trong và ngoài nước.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về tính mới của sáng chế. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề