Phí thành lập địa điểm kinh doanh

Khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động và muốn thiết lập một địa điểm kinh doanh mới, bên cạnh các thủ tục pháp lý, một trong những yếu tố quan trọng cần quan tâm là các khoản phí liên quan. Việc nắm rõ các loại phí thành lập địa điểm kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch tài chính mà còn đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh những rủi ro không đáng có. Những khoản phí này có thể bao gồm lệ phí đăng ký, phí công bố thông tin, thuế và các chi phí hành chính khác tùy theo từng địa phương và loại hình doanh nghiệp.


 

1. Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là cơ sở để diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa và dịch vụ 

Chẳng hạn như Công ty sản xuất gỗ có trụ sở chính ở quận Cầu Giấy , Hà Nội và chuỗi cửa hàng trên các quận, huyện khác trên địa bàn Hà Nội. Như vậy theo quy định, ngoài nơi làm trụ sở chính, công ty còn được thành lập thêm các địa điểm kinh doanh khác (có giấy phép đăng ký kinh doanh).

2. Có nên thành lập địa điểm kinh doanh không? 

Tùy theo mục đích hoạt động và định hướng phát triển của từng doanh nghiệp mà bạn sẽ quyết định chọn lựa

+ Hồ sơ thành lập đơn giản 

+ Thủ tục giải thể đơn giản

+ Tiết kiệm chi phí vận chuyển 

+ Thuận tiện trong việc chăm sóc khách hàng

+ Phù hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ vì giảm được nghĩa vụ liên quan đến thuế

3. Quy định về lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh

Lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh là khoản tiền mà người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp khi đăng ký địa điểm kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Theo Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp (ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC), lệ phí đăng kí doanh nghiệp bao gồm:

+ Lệ phí cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Lệ phí cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Mức thu đối với lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/ lần.

Như vậy, lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh chính là lệ phí cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Lệ phí này theo quy định là: 50.000 đồng/ lần cấp mới khi doanh nghiệp có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh.

4. Các bước làm thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh 

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh bao gồm 2 bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ như:

+ Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh

+ Chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh (có dấu công chứng)

+ Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ

+ Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.

5. Yêu cầu cần thiết khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

- Ngành nghề đăng ký kinh doanh theo đúng quy định;

- Có địa chỉ địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Có hồ sơ đăng ký kinh doanhhợp lệ theo quy định của pháp luật;

- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Hy vọng những thông tin chia sẻ của chúng tôi trong bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về phí thành lập địa điểm kinh doanh, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Luật Việt Phong.

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề