An toàn thực phẩm là vấn đề sống còn, liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm đưa ra thị trường, nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định chặt chẽ, trong đó có việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình cấp giấy chứng nhận này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vậy, quy trình cấp giấy chứng nhận này diễn ra như thế nào và những thủ tục nào cần phải thực hiện? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
Bộ Y tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở:
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh các thực phẩm như yến sào, nhân sâm, linh chi, đông trùng hạ thảo…;
+ Cơ sở chế biến các thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, các chất phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm được quy định bởi Bộ Y tế.
2. Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
Bước 1: Nộp bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ quan giải quyết:
-
Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở đó).
-
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận cho:
-
Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;
-
Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
-
Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
Các loại tài liệu doanh nghiệp cần chuẩn bị căn cứ theo quy định về an toàn thực phẩm bộ tế tại Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại từng thời điểm) bao gồm:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
-
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh (nếu có)
-
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, gồm:
-
Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
-
Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
-
Bản cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh.
-
Danh sách nhân viên kèm theo ngày tập huấn và khám sức khỏe
-
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
-
Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
-
Giấy chứng nhận HACCP (nếu có)
Bước 2: Thẩm định hồ sơ và thẩm định cơ sở
Thẩm xét hồ sơ:
-
Bắt đầu tính từ 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ và nêu rõ lý do;
-
Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ hủy hồ sơ.
Thẩm định cơ sở:
-
Sau khi thẩm định hồ sơ cơ quan cấp giấy sẽ thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày tiếp theo. Đoàn thẩm định có số lượng từ 5 đến 9 người, trong đó phải có 2/3 là cán bộ có công tác chuyên môn về An toàn thực phẩm, riêng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, số lượng đoàn thẩm định giảm xuống chỉ cần 3 đến 5 người.
-
Nội dung thẩm định cơ sở: Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định, thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định và ghi vào mẫu biên bản.
Bước 3: Doanh nghiệp nhận kết quả
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.