Tư vấn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Posted on An toàn thực phẩm 10 lượt xem

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Việc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bước quan trọng và bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh. Vậy việc xin giấy phép an toàn thực phẩm sẽ có những trình tự, thủ tục như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Việt Phong xin được gửi tới quý khách hàng những thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục về xin cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thuộc Bộ Y Tế, Bộ Công Thương hoặc Bộ Nông Nghiệp.

1. Cơ sở nào phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm ?

Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/ NĐ–CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các trường hợp sau đây:

Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định

- Sơ chế nhỏ lẻ

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

- Nhà hàng trong khách sạn

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm

- Kinh doanh thức ăn đường phố

Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 2000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Các cơ sở không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nêu trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tương ứng ( Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).

2. Quy trình xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế

- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, ngành nghề, địa điểm, nhân lực, cơ sở vật chất,…

- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện để đăng ký đảm bảo An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất, sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi,…

- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên,…

- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ: Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khoẻ ( khi doanh nghiệp chưa có).

- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý.

- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty.

- Ra giấy và nhận giấy chứng nhận ATTP gửi cho khách hàng

3. Thủ tục xin cấp giấy phép chứng nhận Vệ sinh An toàn thực phẩm do Bộ Y Tế cấp

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (giấy ĐKKD) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm ( Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở);

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;

- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh ăn uống đã được xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở;

- Kết quả khám sức khoẻ của chủ sơ sở và người trực tiếp chế biến kinh doanh thực phẩm.

4. Quy trình xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Công Thương

- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, ngành nghề, địa điểm, nhân lực, cơ sở vật chất,…

- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện để đăng kí đảm bảo An toàn thực phẩm và quy định xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi,…

- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên,…

- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ: Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khoẻ (khi doanh nghiệp chưa có).

- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý.

- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty.

- Ra giấy và nhận giấy chứng nhận ATTP gửi cho khách hàng.

5. Thủ tục xin cấp giấy phép chứng nhận Vệ sinh An toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (giấy ĐKKD) có đăng kí ngành nghề kinh doanh thực phẩm ( Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở);

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;

- Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

6. Quy trình xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông Nghiệp

- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, ngành nghề, địa điểm, nhân lực, cơ sở vật chất,…

- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện để đăng kí đảm bảo An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi,…

- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên,…

- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ: Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khoẻ (khi doanh nghiệp chưa có).

- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý.

- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty.

- Ra giấy và nhận giấy chứng nhận ATTP gửi cho khách hàng

7. Thủ tục xin cấp giấy phép chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông Nghiệp cấp

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy ĐKKD) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc sản xuất chế biến thực phẩm ( Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở);

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;

- Thẻ tập huấn và thẻ khám sức khoẻ của chủ doanh nghiệp, quản lý và nhân viên.

8. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Điều 37 Luật An toàn thực phẩm quy định định thời hạn hiệu lực của Giấu chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật An toàn thực phẩm.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề