Việc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bước quan trọng và bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Để được cấp giấy chứng nhận này, một trong những yêu cầu đầu tiên là chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, việc hiểu rõ và hoàn thiện hồ sơ này không phải lúc nào cũng đơn giản. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm một cách chi tiết và hiệu quả.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin cấp giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (công chứng);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
- Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Phụ thuộc vào hình thức, dịch vụ, sản phẩm kinh doanh cần cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chủ doanh nghiệp lựa chọn nộp hồ sơ tại q trong 3 cơ quan: Bộ Y tế, Bộ Công thương hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Danh mục thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của Bộ Y tế: Nước khoáng thiên nhiên, nước đóng chai nước đá thực phẩm; Thực phẩm chức năng; Các vi chất bổ sung vào thực phẩm, gia vị, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Dụng cụ và vật liệu đóng gói thực phẩm; Các sản phẩm không thuộc danh mục của bộ Công thương và bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. (Phụ lục II Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ);
Danh mục thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chè; Thịt và các sản phẩm từ thịt; Thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản; Rau, củ, quả và các sản phẩm từ rau củ quả; Trứng và các sản phẩm từ trứng; Sữa tươi nguyên liệu; Mật ong và các sản phẩm từ mật ong; Muối; Gia vị; Đường; Cafe; Thực phẩm biến đổi gen; Cacao; Hạt tiêu; Điều; Nông sản và sản phẩm nông sản khác; Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; Nước đá để bảo quản, chế biến sản phẩm được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Phụ lục III Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ);
Danh mục thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của Bộ Công thương: Bia; Rượu và các loại đồ uống có cồn; Nước giải khát; Sữa chế biến; Dầu thực vật; Bột và tinh bột; Bánh, mứt, kẹo; Các loại dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý. (Phụ lục IV Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ).
Cá nhân và tổ chức cần lưu ý điều này để đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm tại đúng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, để tránh mất thời gian cũng như công sức của mình.
Bước 3: Chờ xử hồ sơ và nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hợp lệ, trong thời hạn khoảng 15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở kết quả kiểm tra thu được, cơ quan cấp giấy phép sẽ trả kết quả như sau:
-
Cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho HKD (nếu kết quả kiểm tra cho thấy cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP);
-
Gửi văn bản từ chối cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho HKD có nêu rõ lý do (nếu kết quả kiểm tra cho thấy cơ sở chưa đủ điều kiện vệ sinh ATTP).
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.