Vốn điều lệ là một trong những yếu tố nền tảng khi thành lập công ty cổ phần, đóng vai trò quyết định trong việc xác định quy mô và phạm vi hoạt động của công ty. Đối với nhiều doanh nghiệp, câu hỏi về số vốn cần thiết để thành lập công ty cổ phần là điều đầu tiên cần giải đáp. Bài viết này sẽ đưa ra những thông tin cơ bản và các quy định pháp lý liên quan đến vấn đề vốn khi thành lập một công ty cổ phần, từ đó giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho quá trình này.
1. Công ty cổ phần
Theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là doanh nghiệp:
-
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
-
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
-
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
-
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp:
+ Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
+ Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty: điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2. Vốn của công ty cổ phẩn
Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Đây là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Đây là khoản vốn được doanh nghiệp tự do đăng ký và không có ràng buộc gì với quy định của pháp luật, người góp vốn sẽ chịu trách nhiệm trên khoản vốn góp của mình. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi thành lập doanh nghiệp.
Vốn pháp định (đối với một số ngành nghề nhất định)
Vốn pháp định công ty là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để thành lập công ty. Tức là doanh nghiệp đăng ký một ngành nghề mà nằm trong danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì theo quy định của pháp luật cần có đủ số vốn theo quy định từng ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp mới có đủ điều kiện hoạt động, có đặc điểm là loại vốn cố định, được doanh nghiệp tạo lập ngay khi đăng kí ngành nghề kinh doanh và được pháp luật quy định cụ thể về mức vốn tối thiểu.
-
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam): Ít nhất là 1.000.000 USD
-
Bán lẻ theo phương thức đa cấp: 10 tỷ đồng
-
Sở Giao dịch hàng hóa: 150 tỷ đồng
-
Thành viên môi giới của Sở Giao dịch hàng hóa: 5 tỷ đồng
-
Thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa: 75 tỷ đồng
-
Thành lập trường đại học tư thục: 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường).
-
Thành lập Phân hiệu trường đại học tư thục: 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng phân hiệu)
-
Thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục: 100 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất)
-
Thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục: 50 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất)
-
…….
-
Tùy vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có mức vốn khác nhau theo quy định, vốn pháp định là mức vốn bắt buộc phải có để đăng ký kinh doanh một ngành nghề có điều kiện.
Vốn ký quỹ (đối với một số ngành nghề nhất định)
Là số vốn mà doanh nghiệp của bạn cần phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty. Tương tự vốn pháp định, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc ký quỹ. Một số ngành nghề cần vốn ký quỹ:
-
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng: Ký quỹ 7 tỷ đồng
-
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt: Ký quỹ 7 tỷ đồng
-
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh: Ký quỹ 10 tỷ đồng
-
Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động: Ký quỹ 02 tỷ đồng
-
Kinh doanh dịch vụ việc làm: Ký quỹ 300 triệu đồng
-
Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua Biên giới (Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài): Ký quỹ tối thiểu 100 tỷ VNĐ. Tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam
-
….
Vốn góp nước ngoài trong việc thành lập công ty cổ phần
Là phần số vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài. Loại vốn này chỉ có những công ty liên quan tới nước ngoài mới cần chú ý tới.
Tùy vào một số lĩnh vực như giáo dục, bất động sản, du lịch lữ hành… sẽ có quy định về vốn đầu tư nước ngoài.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.