Việc thực hiện tách thửa đất đã có nhà phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục tách thửa đất đã có nhà, hãy tham khảo thủ tục tách thửa đất đã có nhà chi tiết dưới đây của Công ty Luật Việt Phong nhé.

1. Việc tách thửa đất khi đã có nhà có thực hiện được không?
Nếu như khách hàng có nhu cầu muốn tách thửa đất đã có nhà, cần phải đáp ứng được các điều kiện mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định pháp luật hiện hành không quy định việc tách thửa đất nếu có nhà trên đất. Bởi tách thửa đất ngay từ tên gọi cũng đã thể hiện rõ nội dung là chỉ quy định điều kiện về đất chứ không có quy định điều kiện về nhà. Nếu có nhà trên đất mà vị trí nhà trên đất nằm giữa ranh giới của thửa đất được chia thì người sử dụng đất phải chia nhà hoặc tháo dỡ.
2. Tách thửa đất đã có nhà là gì?
Hiện hành không có quy định giải thích trực tiếp như thế nào là "tách thửa đất". Trên thực tế có thể hiểu tách thửa trên đất có nhà là phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau và trên thửa đất đã có nhà. Cần tách thửa đất đã có nhà khi chia tài sản trong gia đình, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế một phần thửa đất và nhà ở, chia quyền sử dụng đất giữa các đồng sở hữu.
Khi đó, từ một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) sẽ được tách thành hai hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất khác nhau.
3. Điều kiện để tách thửa đất đã có nhà
Để tiến hành thủ tục tách thửa đất đã có nhà theo quy định mới nhất năm 2024, thửa đất đã có nhà đó cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ, sổ hồng) mang tên người muốn tách thửa, chuyển nhượng.
- Thửa đất không được vướng mắc trong bất kỳ tranh chấp nào về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thửa đất không được kê biên để thi hành án theo quy định của pháp luật.
- Thửa đất không thuộc danh mục các trường hợp không được phép tách thửa theo quy định của Luật đất đai mới nhất về tách thửa
- Thửa đất đang trong thời hạn sử dụng đất.
- Diện tích mỗi thửa đất sau khi tách phải đáp ứng diện tích tối thiểu quy định tại từng địa phương. Lưu ý, diện tích tối thiểu này có thể khác nhau tùy theo loại đất (đất ở, đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp) và vị trí của thửa đất.
4. Thủ tục tách thửa đất đã có nhà chi tiết nhất
Bước 1: Nộp hồ sơ
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, người sử dụng đất cần nộp một bộ hồ sơ đầy đủ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Đây là các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp nhận và xử lý các yêu cầu liên quan đến tách thửa và hợp thửa đất.
Địa điểm nộp hồ sơ tùy thuộc theo quy định của từng địa phương:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đã có nhà cần tách thửa hoặc trung tâm hành chính công.
+ Chi nhánh Văn phòng đất đai nơi có đất đã có nhà cần tách thửa, trường hợp chưa thành lập Chi nhánh thì nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý
Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết được bổ sung, Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa trong thời gian không quá 15 ngày làm việc. Thời gian này bao gồm cả các bước kiểm tra, xác minh và cập nhật thông tin vào hồ sơ đất đai hiện có.
Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu giấy tờ, trong thời hạn không quá 3 ngày, cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ thông báo, hướng dẫn người dân bổ sung.
Bước 3: Nhận kết quả
Thông thường: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn: Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thời gian trả kết quả: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
5. Những khoản tiền phải nộp khi tách thửa trên đất đã có nhà
Theo quy định nộp những khoản tiền về tách thửa, có thể thấy cơ bản khoản tiền phải nộp khi tách thửa trên đất đã có nhà cũng bao gồm:
-
Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính
-
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-
Phí thẩm định hồ sơ
-
Thuế thu nhập cá nhân
-
Lệ phí trước bạ
-
Các khoản chi phí khác như phí công chứng hợp đồng, phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Trên đây là hướng dẫn của Luật Việt Phong về thủ tục tách thửa đất đã có nhà mới nhất 2025. Mọi vướng mắc cần trợ giúp liên quan đến các thủ tục hành chính đất đai, tranh chấp đất đai, ... Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.