Thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp

Khi công việc kinh doanh gặp khó khăn và kém hiệu quả khiến doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động thì tạm ngừng kinh doanh là một con đường đáng cân nhắc nếu doanh nghiệp chưa muốn giải thể. Vậy trình tự, thủ tục giải thể được tiến hành như thế nào? Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực doanh nghiệp, công ty Luật Việt Phong hướng dẫn hồ sơ và thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp như sau:

1. Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh

- Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
- Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

2. Thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp

Bước 1. Nộp hồ sơ 
Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp chậm nhất là 15 ngày trước khi tiến hành tạm dừng kinh doanh. Nội dung thông báo bao gồm:
Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp
Ngành, nghề kinh doanh
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.
Thời hạn tạm dừng kinh doanh không quá một năm. Sau khi thời hạn tạm dừng kết thúc, doanh nghiệp có thể gia hạn thêm một năm nữa nhưng tổng thời gian tạm dừng liên tiếp không được quá hai năm.
Bước 2. Giải quyết hồ sơ
 Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc để đưa ra kết quả:
+ Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ;
+ Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Bước 3. Nhận kết quả
Khách hàng tới bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh nhận kết quả kèm theo giấy biên nhận.
Lưu ý: Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

3. Công việc Luật Việt Phong thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ

Khi khách hàng có yêu cầu dịch vụ tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp, Luật Việt Phong sẽ thực hiện những công việc sau:
- Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến hồ sơ và thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp;
- Hoàn thiện hồ sơ đầy đủ cho quý khách hàng;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Đại diện khách hàng giải quyết các khó khăn, vướng mắc gặp phải khi thực hiện thủ tục;
- Nhận kết quả và bàn giao nhanh chóng cho quý khách hàng.
Tham khảo bài viết liên quan:

Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá