Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Sự phát triển du lịch kéo theo nhu cầu về địa điểm lưu trú, nghỉ ngơi là vô cùng lớn. Theo quy định pháp luật, trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ cơ sở lưu trú du lịch phải gửi hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đến cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền để tổ chức thẩm định, xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch. Giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt Phong tư vấn thủ tục đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch như sau:
1. Hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch
- Hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch gồm:
+ Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL;
+ Biểu đánh giá chất lượng cơ sở lưu trú du lịch quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch;
+ Danh sách người quản lý và nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL;
+ Bản sao có giá trị pháp lý:
• Giấy chứng nhận về đăng ký kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch, quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có);
• Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch đối với người quản lý;
• Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
• Văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với khách sạn, nhà nghỉ du lịch cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng;
• Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở lưu trú du lịch có cung cấp dịch vụ ăn uống.
+ Biên lai nộp lệ phí thẩm định cơ sở lưu trú du lịch theo quy định hiện hành.
- Hồ sơ đăng ký hạng từ 1 đến 5 sao hoặc hạng cao cấp, ngoài các giấy tờ quy định ở trên thì cần thêm bản sao có giá trị pháp lý văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của trưởng các bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, bảo vệ.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2. Thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, các cơ sở lưu trú du lịch phải gửi một bộ hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch sở tại để thẩm định, xếp hạng.
Bước 2: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch.
Đối với hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên hoặc hạng cao cấp, trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi Tổng cục Du lịch một bộ.
Bước 3: Tổ chức thẩm định
- Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành lập Tổ thẩm định gồm ba cán bộ, công chức am hiểu chuyên môn nghiệp vụ quản lý lưu trú du lịch của Sở để xem xét hồ sơ, thẩm định dựa trên căn cứ tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và tư vấn giúp Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận hạng theo thẩm quyền.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thành lập Tổ thẩm định gồm Tổng cục năm cán bộ, công chức am hiểu chuyên môn nghiệp vụ quản lý lưu trú du lịch của Tổng cục Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét hồ sơ, thẩm định dựa trên căn cứ tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và tư vấn giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ra quyết định công nhận hạng theo thẩm quyền.
Bước 4: Báo cáo kết quả thẩm định
- Tổ thẩm định báo cáo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch kết quả thẩm định.
- Trên cơ sở kết quả thẩm định của Tổ thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch xem xét, ra quyết định công nhận hạng phù hợp cho cơ sở lưu trú du lịch theo thẩm quyền. Trường hợp không ra quyết định công nhận hạng phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Bước 5. Nhận kết quả
Cơ sở lưu trú du lịch nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
* Thời hạn xếp hạng:
+ Trong thời hạn 01 tháng đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền xếp hạng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Trong thời hạn 02 tháng đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền xếp hạng của Tổng cục Du lịch kể từ ngày nhận hồ sơ;
3. Công việc Luật Việt Phong thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ
Khi khách hàng có yêu cầu dịch vụ xin Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú, công ty Luật Việt Phong sẽ thực hiện những công việc sau:
- Tư vấn sơ bộ cho Quý khách hàng về các vấn đề liên quan đến hoạt động xin quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
- Hoàn thiện hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch cho quý khách hàng;
- Cử đại diện theo ủy quyền lên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nộp hồ sơ;
- Theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ từ phía Sở hoặc Tổng Cục;
- Nhận kết quả và bàn giao tới tận tay khách hàng trong thời hạn cam kết.
4. Phương thức tiếp cận dịch vụ của Luật Việt Phong
- Tư vấn trực tiếp và thực hiện dịch vụ pháp lý tại văn phòng cho quý khách hàng có điều kiện thời gian đến trụ sở công ty Luật Việt Phong yêu cầu tư vấn;
- Tư vấn qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: Quý khách hàng ở xa hoặc không có thời gian đến tư vấn trực tiếp có thể liên hệ tổng đài luật sư 1900 6589, Quý khách hàng chỉ cần nhấc điện thoại và Gọi 1900 6589 sau khi kết nối sẽ được luật sư tư vấn chu đáo, tận tình theo quy định pháp luật;
- Tư vấn qua Email bằng hình thức liên hệ đến hòm thư luatsu@luatvietphong.vn Luật sư tiếp nhận thông tin và phản hồi tư vấn trong vòng 03 ngày làm việc;
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.