Xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Posted on Xin giấy phép con 1289 lượt xem
Thị trường lao động Việt Nam vốn là một thị trường năng động, đa dạng đối tượng tham gia, đã có rất nhiều người nước ngoài gia nhập vào thị trường này với những hình thức khác nhau. Đa phần người lao động nước ngoài khi tham gia vào thị trường lao động Việt Nam phải được cấp giấy phép lao động. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ mà pháp luật cho phép không cần phải có giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam. Vậy đó là những đối tượng nào? Thủ tục xin xác nhận lao động nước ngoài không thuộc diện xin giấy phép lao động ra sao? Hãy để Luật Việt Phong hỗ trợ quý khách trong dịch vụ xin xác nhận không thuộc diện xin giấy phép lao động, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quý khách hàng là chủ sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

1. Vì sao nên sử dụng dịch vụ xin xác nhận không thuộc diện xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài của Luật Việt Phong

Việc thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước luôn là một vấn đề nan giải, gây tốn thời gian, công sức của các chủ thể không chuyên, Luật Việt Phong với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ quý khách mọi thủ tục trong việc xin xác nhận công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian, công sức cho quý khách. Quý khách không cần đi lại trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình xin xác nhận, mọi thủ tục đều do chuyên viên của chúng tôi đại diện cho khách hàng thực hiện.
Luật Việt Phong cung cấp tư vấn miễn phí đối với nhu cầu của khách hàng trong việc xin xác nhận và những vấn đề liên quan.
Cung cấp hệ thống văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí.

2. Đối tượng là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

- Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
- Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải; 
- Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài; 
- Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; 
- Được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam; 
- Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam; 
- Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm; 
- Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật; 
- Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; 
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác; 
-Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; 
- Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Dịch vụ của Luật Việt Phong về xin xác nhận không thuộc diện xin giấy phép lao động nước ngoài

Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ xin xác nhận không thuộc diện xin giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài như sau:
Bước 1: Tư vấn pháp lý sơ bộ về việc xin xác nhận người lao động là người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động: người lao động có thuộc diện được miễn cấp giấy phép không, tính hợp pháp đối với yêu cầu của khách hàng, thủ tục cho việc xin xác nhận miễn cấp giấy phép,…
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 9 Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH; 
- Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài; 
- Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; 
- Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 3: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 172 của Bộ luật Lao động và Điểm e Khoản 2 Điều 7 11/2016/NĐ-CP. Đồng thời, kiểm tra tiến độ xét duyệt hồ sơ và tiến hành sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Bước 4: Đại diện khách hàng nhận kết quả và trao tận tay cho khách hàng
Chỉ sau 03 ngày làm việc, Luật Việt Phong đã có thể cung cấp cho quý khách văn bản xác nhận lao động nước ngoài không thuộc diện xin giấy phép lao động – tạo cơ chế thuận lợi cho việc sử dụng lao động nước ngoài của quý khách.
 
 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề