Hoạt động in ấn tại Việt Nam là một lĩnh vực đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt về pháp lý, đặc biệt là trong việc xin cấp giấy phép hoạt động. Đây không chỉ là thủ tục cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp mà còn là cơ sở để các cơ sở in ấn có thể hoạt động một cách bền vững và an toàn. Vậy quy trình cấp giấy phép hoạt động in được thực hiện như thế nào và có những điều kiện gì cần đáp ứng?
1. Thành phần hồ sơ
-
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in: 01 bản chính;
-
Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định: 01 bản chính;
-
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập: 01 bản sao.
2. Trình tự thực hiện
Bước 1: Trước khi hoạt động, cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức thuộc địa phương thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP (gồm: Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; tem chống hàng giả) phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến Sở Thông tin và Truyền thông.
Bước 2: Đối với cơ sở in là chi nhánh có thực hiện chế bản, in, gia công sau in đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác ngoài tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính thì Sở Thông tin và Truyền thông nơi đặt chi nhánh thực hiện cấp giấy phép hoạt động in.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
*Thời hạn giải quyết:
- Hình thức nộp trực tiếp: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
- Hình thức nộp trực tuyến: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Nộp qua mạng internet: Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Hồ sơ gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải tuân thủ các quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Hình thức nộp dịch vụ bưu chính: nộp qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát. 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
*Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ
Sở thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất bản, in và phát hành.
3. Điều kiện hoạt động của cơ sở in
- Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in;
- Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in;
- Có chủ sở hữu là tổ chức (cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có chủ sở hữu là công dân Việt Nam) hoặc cá nhân là công dân Việt Nam; có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Cấp giấy phép hoạt động in. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.