Doanh nghiệp sau khi nhận được giấy phép kinh doanh vẫn băn khoăn không biết cần làm gì tiếp theo để đảm bảo hoạt động diễn ra thuận lợi. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các thủ tục hành chính hộ kinh doanh còn quan tâm đến các nghĩa vụ quan trọng khác khi thực hiện trong lĩnh vực này. Vậy cụ thể sau khi có giấy phép kinh doanh, hộ kinh doanh cần làm gì để tránh rủi ro và thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Hãy cùng Công ty Luật Việt Phong tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Giá trị pháp lý của Giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh
- Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
2. Hộ kinh doanh cần làm gì sau khi có giấy phép kinh doanh?
2.1 Kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Chủ hộ kinh doanh cần kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Nếu thấy nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sai chưa đúng so với hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đính chính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký.
2.2 Khai báo hồ sơ thuế ban đầu
Căn cứ Thông tư 86/2024/TT-BT hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) là đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế
Theo Thông tư 86/2024/TT-BT dù là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nhưng tùy thuộc đối tượng cụ thể mà chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ khác nhau, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng;
+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
+ Quyết định bổ nhiệm kế toán;
+ Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);
+ Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);
+ Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.
2.3 Treo biển hiệu kinh doanh
Theo quy định về hộ kinh doanh nói chung và các quy định riêng về hộ kinh doanh không bắt buộc hộ kinh doanh phải treo biển tại trụ sở chính.
2.4. Mở tài khoản ngân hàng công ty
Nếu hộ kinh doanh có nhu cầu giao dịch lớn hoặc làm việc với khách hàng, đối tác có thể mở tài khoản ngân hàng riêng .Theo quy định pháp luật, mọi giao dịch của doanh nghiệp trên 20 triệu đồng phải được thực hiện qua chuyển khoản, do đó việc sở hữu một tài khoản ngân hàng doanh nghiệp là bắt buộc.
Thời gian chậm nhất để hộ kinh doanh công bố tài khoản ngân hàng là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
2.5. Đăng ký chữ ký số và thực hiện nộp thuế điện tử:
Chữ ký số được coi là hợp lệ khi được cơ quan thuế cấp phép và được ngân hàng xác nhận. Khi đó, doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số này cho các giao dịch liên quan.
Doanh nghiệp phải kê khai thuế qua phương thức điện tử qua việc sử dụng chữ ký số điện tử (token) để ký các hồ sơ, chứng từ và báo cáo gửi cho cơ quan thuế, cũng như để thực hiện các giao dịch ngân hàng, chứng khoán, và nhiều lĩnh vực khác.
2.6. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Theo quy định của pháp luật kể từ ngày 1/7/2022, theo quy định của Thông tư 78 do Bộ Tài chính ban hành, tất cả doanh nghiệp đều phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử cho các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ. Doanh nghiệp cần lưu ý hai loại thuế : thuế GTGT và hóa đơn bán hàng sau khi doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh
2.7. Tuân thủ quy định về báo cáo kinh doanh
Một số hộ kinh doanh có thể được yêu cầu báo cáo doanh thu định kỳ với cơ quan thuế
Kiểm tra các quy định địa phương tránh vi phạm
2.8. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 11, Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH) Luật Thuế TNDN ban hành ngày 15/7/2020 quy định cách tính thuế TNDN như sau: “Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này”.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, áp dụng đối với thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và có mức thuế suất tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp phải thực hiện khai báo thuế thu nhập doanh nghiệp muộn nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo khi phát sinh nghĩa vụ thuế, hoặc trước ngày thứ 90 kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính nếu quyết toán theo năm.
Trên đây là thông tin Công ty Luật Việt Phong tổng hợp về Sau khi có giấy phép kinh doanh hộ kinh doanh cần làm gì?. Trường hợp cần hỗ trợ chi tiết về vấn đề trên, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được tư vấn. Rất mong bài viết sẽ giúp ích cho nhu cầu của quý khách trong thời gian sắp tới.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.