Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch

Trong bối cảnh quản lý sản phẩm và phân phối hàng hóa ngày càng trở nên phức tạp, việc sử dụng mã số mã vạch đã trở thành một giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp tổ chức và theo dõi sản phẩm một cách hiệu quả. Để đảm bảo việc sử dụng mã số mã vạch diễn ra một cách hợp pháp, các doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch. Quy trình này đảm bảo rằng doanh nghiệp có quyền sử dụng các mã số mã vạch theo quy định và giúp duy trì tính chính xác và minh bạch trong quản lý hàng hóa. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các bước và yêu cầu trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch, giúp doanh nghiệp chuẩn bị và thực hiện thủ tục một cách hiệu quả và chính xác.

Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm: Hồ Sơ, Chi phí, Thời gian

1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:

 - Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

 - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Bước 3: Trả kết quả Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

2. Thành phần hồ sơ

- Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP (01 bản chính)

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập (01 bản sao)

Đối tượng thực hiện: Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã

Cơ quan thực hiện: Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia

Cơ quan có thẩm quyền: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ

3. Cách thức thực hiện

Hình thức trực tiếp:

  • Thời hạn giải quyết: 20 Ngày làm việc
  • Tổ chức có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (có bản chính để đối chiếu). - Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  • Phí, lệ phí:

+ Phí : 300.000 đồng/mã Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)

+ Phí : 200.000 đồng/năm Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

+ Phí : 200.000 đồng/năm Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)

+ Phí : 500.000 đồng/năm Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm)

+ Phí : 800.000 đồng/năm Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm)

+ Phí : 1.000.000 đồng/mã Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)

+ Phí : 1.500.000 đồng/năm Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm)

+ Phí : 2.000.000 đồng/năm Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm)

+ Phí : Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 thì chỉ phải nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên

+ Phí : 300.000 đồng/mã Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

+ Phí, lệ phí: Phí : 300.000 đồng/mã Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

+ Phí : 300.000 đồng/mã Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)

+ Phí : 200.000 đồng/năm Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

+ Phí : 200.000 đồng/năm Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)

+ Phí : 500.000 đồng/năm Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm)

+ Phí : 1.000.000 đồng/mã Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)

+ Phí : 1.500.000 đồng/năm Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm)

+ Phí : 800.000 đồng/năm Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm)

+ Phí : 2.000.000 đồng/năm Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm)

+ Phí : Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 thì chỉ phải nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề