Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là gì?

Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không chỉ là một đặc quyền pháp lý, mà còn là một công cụ chiến lược giúp bảo vệ thương hiệu, gia tăng giá trị kinh tế, và phát triển bền vững cho các cộng đồng sản xuất tại địa phương. Vậy quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thực sự là gì, và nó đóng vai trò như thế nào trong việc bảo vệ những giá trị này?

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam

1. Chỉ dẫn địa lý

Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2022), chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.

Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý đồng âm là các chỉ dẫn địa lý có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau (theo khoản 22a Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022).

Điều kiện địa lý mang lại danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý gồm: Yếu tố tự nhiên (khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác); Yếu tố con người (kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương...).

Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.

2. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện (Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022) sau đây:

- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam;

- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn đại lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;

- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

3. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

Chủ thể của quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý:

  • Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thường được cấp cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có trụ sở tại vùng điạ lý đã đăng ký chỉ dẫn địa lý, và tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm đó.

Sử dụng chỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 7 điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

  • Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
  • Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
  • Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là một dạng quyền sở hữu trí tuệ, cho phép các cá nhân, tổ chức được phép sử dụng một dấu hiệu chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trên sản phẩm của mình, với điều kiện sản phẩm đó phải xuất phát từ vùng địa lý tương ứng và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, danh tiếng hoặc đặc thù khác mà chỉ dẫn địa lý quy định.

Trên đây là tư vấn của  Công ty Luật Việt Phong về Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là gì? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề