Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp nổi bật như một công cụ pháp lý cần thiết, bảo vệ hình dáng bên ngoài của sản phẩm - yếu tố không chỉ quyết định đến sự nhận diện thương hiệu mà còn tác động trực tiếp đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Hiểu biết sâu sắc về quyền đối với kiểu dáng công nghiệp không chỉ giúp bảo vệ sáng tạo của doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
1. Kiểu dáng công nghiệp
Theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.
Theo đó, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Giống như các quyền sở hữu công nghiệp khác, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ cùa cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Quyền của kiểu dáng công nghiệp
2.1. Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp (Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022). Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
-
Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
-
Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân.
-
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
-
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
2.2. Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (theo Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022).
-
Đối với kiểu dáng công nghiệp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
-
Đối với kiểu dáng công nghiệp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 điều này;
-
Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia được thực hiện như sau:
+ Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc về nhà nước;
+ Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước thuộc về Nhà nước;
2.3. Quyền sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp (Điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022):
Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong Quyền với kiểu dáng công nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.