Trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, việc phân công thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy xác nhận công bố sản phẩm cho các cơ quan khác nhau nhằm mục đích phân cấp quản lý, tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên, sự đa dạng này cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho các doanh nghiệp: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy xác nhận cho sản phẩm của mình? Thủ tục như thế nào? Bài viết này sẽ làm rõ những vấn đề trên, giúp các doanh nghiệp nắm vững quy định pháp luật và thực hiện đúng thủ tục.
1. Thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
-
Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký; cấp Giấy tiếp nhận Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (sau đây là giấy xác nhận) Nghị định 15/2018/NĐ-CP đối với; thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các sản phẩm nhập khẩu là htuwjc phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; xác nhận băng văn bản đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm phục vụ sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, kinh doanh trong siêu thị, khách sạn bốn sao trở lên.
-
Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cấp Giấy xác nhận đối với: sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn.
-
Sản phẩm sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sin thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn.
-
Sản phẩm có cùng chất lượng của một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm nhưng được sản xuất tại 02 tỉnh, thành phố trở lên được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Cục an toàn thực phẩm hoặc tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn.
-
Cơ quan tiếp nhận đăng ký có trách nhiệm cấp và quản lý số Giấy xác nhận:
+ Đối với Giấy xác nhận do Cục An toàn thực phẩm cấp sẽ được quy định ghi ký hiệu.
+ Đối với Giấy xác nhận do Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố cấp.
2. Trình tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm.
Bước 2: đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều này đến cơ quan tiếp nhận đăng ký.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.